Các cụ già trong bản kể lại rằng xưa có chàng trai họ Lò nghèo, nhân hậu và cótài thổi sáo, thậm chí lấy lá cây đưa lên miệng thổi cũng ra một thứ âm thanh kỳlạ làm xao xuyến lòng người. Vì tài đó, con gái một Tạo bản giàu có trong vùngđã yêu chàng tha thiết.
Hay tin con gái mình đã bén hơi chàng trai họ Lò, Tạo bản giận lắm, nhốt con gáitrong buồng, đợi ngày lành tháng tốt sẽ gả cho một người giàu có ở làng bên.Không cưỡng nổi ý muốn của cha mẹ, nàng gửi lại cho chàng gói sáp ong đá đã indấu tay của nàng mỗi khi kéo sợi. Nhận kỷ vật cuối cùng của người yêu, chàngbuồn bã bỏ bản ra đi. Lang thang hết ngày này qua ngày khác, cuối cùng chàng gặpcon suối và dừng lại.
Bên dòng suối vắng, chàng nảy ra ý định làm cây sáo thổi để giải buồn. Thấy cónhiều cây nứa tép bên bờ suối, chàng chọn lấy từng dóng nứa to, nhỏ khác nhau bólại và lấy sáp ong người yêu tặng bịt kín các kẽ hở giữa các ống sáo, rồi lấydao vạt chéo phần đầu và thổi thử.
Lạ thay, cây sáo bè có tiếng to, nhỏ, cao, thấp khác nhau theo các ngón tay bấmcủa chàng. Chàng mải mê thổi bên dòng nước chảy, quên ăn quên ngủ.
Bẵng đi một thời gian không thấy chàng trai nghèo về bản, bạn bè đi tìm và thấychàng đã chết khô bên bờ suối, tay vẫn nắm chặt chiếc khèn. Từ đó, cây khèn củachàng trai nghèo họ Lò được bạn bè bắt chước làm theo. Khèn bè theo tay cácchàng trai đi sương về nắng, còn sáp ong thì bện chặt lấy khèn, không bao giờtách rời.
Khèn bè của dân tộc Thái (Mai Châu) được cấu tạo với 14 ống nứa, nhưng phải lànứa tép bánh tẻ, nhỏ, mỏng, ít mấu và xếp từ thấp đến cao. Khèn được chia làm 2bè, mỗi bè 7 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịtkín bằng sáp ong đá. Một cây khèn bè của người Thái gồm có 4 ống khèn được thuônthông suốt gắn chặt vào bầu hơi. Độ dài của ống khèn tùy thuộc vào nghệ nhân làmkhèn, nhưng cây khèn kêu được còn phụ thuộc vào những lưỡi khèn. Lưỡi khèn đượclàm bằng đồng hoặc bạc trắng, đánh mỏng như tờ giấy để gắn vào trong các ốngkhèn, phía trên bầu hơi có dùi những nốt bấm.
Âm thanh của khèn phụ thuộc vào cách cài những lưỡi khèn và độ chính xác vềkhoảng cách của những nốt bấm. Khèn bè dài, tiếng to, trầm, dùng cho người caotuổi thổi ở nhà, còn khèn ngắn, tiếng nhỏ, thanh dùng cho thanh niên mang theongười.
Thấy chúng tôi muốn nghe giai điệu khèn, ông Lò Văn Nhoi ở xóm Đồng Bảng, xãĐồng Bảng là một nghệ nhân khèn bè có tiếng ở huyện Mai Châu, hướng về cây khènbè thổi lên những giai điệu mượt mà, trầm bổng cao vút, khiến chúng tôi như cuốntheo, say sưa, mê đắm trong từng khúc nhạc.
Ông Nhoi cho biết khèn bè là loại nhạc cụ đặc trưng và có vị trí quan trọngtrong đời sống của đồng bào dân tộc Thái. Để làm cây khèn bè phải qua rất nhiềucông đoạn, cùng với sự tài hoa của bàn tay người thợ, đặc biệt, phải thật sự yêuthích nó thì mới có thể làm ra một cây khèn ưng ý. Cây khèn tốt khi thổi lênphải thấy được nỗi lòng của người thổi lẫn người làm ra nó.
Chiếc khèn bè của người Thái Mai Châu như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, làsự kết tinh những giá trị vật chất của tự nhiên và tình yêu quê hương, dân tộccủa người nghệ nhân làm nên chiếc khèn. Khèn bè được sử dụng rất đa dạng theotừng hoàn cảnh khác nhau như trong những dịp lễ, Tết, chúc mừng, đón khách, cướixin...
Tiếng khèn vang vọng, lúc thoáng đạt, lúc nỉ non dìu dặt làm xao xuyến lòngngười. Người Thái sử dụng khèn bè để đệm cho người hát các bài dân ca trongnhững ngày lễ truyền thống, có khi làm nền cho các điệu dân vũ của người Tháitrong những ngày vui, những dịp trọng đại…
Tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện chắp gió gửi lời của baochàng trai, cô gái. Bất cứ chàng trai người Thái Mai Châu nào khi biết cầm condao, cái cuốc để lao động trên nương trên rẫy, thì cũng là lúc họ biết cầm khèn.Với họ, học thổi khèn không chỉ để giải trí, mà còn là phương tiện để thể hiệntài nghệ của mình và là chiếc cầu nối để họ tìm cho mình một người bạn đời thíchhợp. Hình ảnh những chàng trai khỏe mạnh với những giai điệu khèn hay sẽ chiếmđược cảm tình của các cô gái.
Trải qua thời gian, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhiều loại nhạc cụ hiện đạixuất hiện đâu đó ở những bản làng Mai Châu (Hòa Bình), nhưng người Thái vẫn luôngìn giữ chiếc khèn bè của dân tộc mình. Giai điệu dặt dìu của tiếng khèn gópphần chuyển tải ước mong cho mùa màng được tươi tốt, cho bản làng thêm yên vui,cho tình yêu đôi lứa nhân đôi niềm hạnh phúc./.