Điều đặc biệt là lượngkhách trên hầu hết là khách vãng lai, khách hành hương, còn khách du lịch đitheo tour, tuyến đăng ký chính thức rất ít.
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều địa chỉ dulịch nổi tiếng như Vườn quốc gia Tràm Chim, khu Ramsar thứ tư của Việt Nam vàthứ 2.000 của thế giới; khu di tích Gò Tháp được xếp loại di tích lịch sử đặcbiệt cấp quốc gia; làng hoa kiểng Sa Đéc; khu di tích cấp quốc gia Cụ Phó bảngNguyễn Sinh Sắc; khu di tích Xẻo Quýt; khu du lịch sinh tháo Gáo Giồng…
Mặc dù Đồng Tháp có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như thế nhưng chưa thật sự thu hútkhách bởi việc đầu tư khai thác du lịch thời gian qua chủ yếu là trùng tu, tôntạo các di tích; hạ tầng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; thiếu tính sáng tạotrong phát triển sản phẩm du lịch mới, đặc thù; sản phẩm tại các khu, điểm thamquan du lịch còn đơn điệu, chưa thật sự thu hút khách du lịch.
Để đánh thức tiềm năng du lịch của tỉnh, phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Trung Lương,Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng Cục Du lịch, cho rằng Đồng Tháp cần xây dựng chương trình hành động cụ thể đối với việc phát triển cácsản phẩm du lịch đặc thù, trong đó chú trọng đối với việc khai thác các giá trịsinh thái đất ngập nước điển hình Đồng Tháp Mười.
Theo bà Nguyễn Thị Nga, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tháp, cáccấp, các ngành cần có sự quan tâm để phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh. Bêncạnh đó, các điểm du lịch trong tỉnh cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tạo ranhững sản phẩm du lịch hoàn chỉnh nhằm duy trì và phát huy thế mạnh về du lịchcủa tỉnh Đồng Tháp.
Ngoài ra, công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụcũng phải được xem trọng; cùng với đó là huấn luyện kỹ năng và nhận thức đúngtầm quan trọng của phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường và phát triểnbền vững tại các địa phương để tăng lượng khách du lịch đến với Đồng Tháp./.