Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Brazil trong năm 2022

Số liệu thống kê cho thấy 11 tháng năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil đạt 5,74 tỷ USD, tăng gần 36.8% so với cùng kỳ năm 2020.
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Brazil trong năm 2022 ảnh 1Sản xuất giày xuất khẩu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Thương vụ Việt Nam tại Brazil cho biết hoạt động xuất nhập khẩu của Brazil đang có chuyển biến và tăng trưởng ổn định. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự kết nối, hợp tác với đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này trong tháng cuối năm 2021 cũng như bắt nhịp đà xuất khẩu trong năm 2022.

Thống kê cho thấy 11 tháng năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil đạt 5,74 tỷ USD, tăng gần 36.8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong số đó, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil đạt 2,04 tỷ USD, tăng 24,7%; Việt Nam nhập khẩu từ Brazil đạt 3,7 tỷ USD, tăng 44.5% so với cùng kỳ năm 2020.

[Hướng tới những cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Việt Nam-Brazil]

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil trong 11 tháng năm 2021 tăng mạnh ở một số mặt hàng như sắt thép các loại, sản phẩm nội thất, máy vi tính, sản phẩm điện tử,sản phẩm mây tre, cói thảm, phương tiện vận tải và phụ tùng, vải mành, vải kỹ thuật khác, kim loại thường khác, cao su, xơ sợi dệt các loại, hàng thủy sản, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm từ cao su, túi xách.

Đánh giá về thị trường Brazil, ông Vũ Bá Phú, Cục Trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh mặc dù dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhưng hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Brazil vẫn có sự tăng trưởng. Bởi vậy, doanh nghiệp hai bên vẫn còn nhiều cơ hội nâng cao kinh ngạch thương mại trong thời gian tới vì cơ cấu hàng hóa trong trao đổi giữa hai nước mang tính bổ sung cho nhau.

Còn theo bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương), thời gian qua tuy phải chứng kiến những ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nhưng thương mại song phương Việt Nam-Brazil vẫn đạt kết quả tích cực.

Hơn nữa, giá trị kim ngạch được củng cố với chủng loại ngành hàng trao đổi thương mại ngày càng đa dạng như điện thoại di động, thiết bị điện tử, sắt thép các loại, giày dép, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chế biến, nguyên vật liệu cho ngành chăn nuôi và sản xuất./.

(TTXVN/ Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.