Càphê đặc sản của trang trại Aeroco Coffee đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Càphê đặc sản của trang trại Aeroco Coffee đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Để Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến càphê thế giới

Để đưa thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột vươn tầm thế giới và để Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới thì nhất định phải phát triển cà phê đặc sản, càphê chất lượng cao.

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích càphê lớn nhất cả nước với 212.915ha. Dự kiến, sản lượng cà phê niên vụ 2023-2024 đạt trên 570.000 tấn. Tỉnh đang thực hiện lộ trình xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu trên, trước hết cần tiếp tục khẳng định vị thế của thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột; trong đó các dòng càphê chất lượng cao, càphê đặc sản sẽ góp phần định vị thương hiệu và đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới.

Định vị thương hiệu

Theo Hiệp hội Càphê Buôn Ma Thuột, càphê đặc sản (Specialty Coffee) đã xuất hiện trên thế giới khoảng 50 năm, là những hạt càphê thơm ngon nhất và được sản xuất tại những vùng có khí hậu đặc biệt.

Ban đầu, càphê đặc sản chỉ áp dụng cho càphê Arabica (tiêu chuẩn của Hiệp hội càphê đặc sản thế giới), đến nay càphê đặc sản đã áp dụng cho cả càphê Robusta (tiêu chuẩn của Viện chất lượng càphê thế giới).

Từ năm 2019 đến nay, tỉnh Đắk Lắk cũng tổ chức 5 "Cuộc thi Càphê đặc sản Việt Nam - Vietnam Amazing Cup," với sự thẩm định của những chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế; trong đó có gần 200 mẫu càphê đạt tiêu chuẩn càphê đặc sản với nhiều mẫu càphê có hương vị đặc sắc.

Qua đó củng cố vị thế mới của thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột và khiến thị trường cao cấp trên thế giới phải chú ý đến càphê Buôn Ma Thuột. Hiện doanh nghiệp tại Đắk Lắk đã xuất khẩu thành công nhiều lô hàng sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Á.

Một trong những người tâm huyết và nhiều kinh nghiệm sản xuất các dòng càphê đặc sản - ông Lê Đình Tư (chủ trang trại Aeroco Coffee, thành phố Buôn Ma Thuột) cho biết, trang trại chỉ sản xuất càphê đặc sản, càphê chất lượng cao và có 5 năm liên tiếp đạt giải trong "Cuộc thi Càphê đặc sản Việt Nam - Vietnam Amazing Cup."

Để đưa thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột vươn tầm thế giới và để Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới thì nhất định phải phát triển cà phê đặc sản, càphê chất lượng cao.

Hiện trang trại có diện tích khoảng 9ha càphê hữu cơ, phát triển theo hướng hệ sinh thái đa tầng, gồm: tầng cây bóng mát, tầng ăn trái, tầng càphê và tầng cỏ thảm.

Đây là hệ sinh thái để cây càphê phát triển tự nhiên cùng với quy trình quản lý từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hái, chế biến... khoa học và nghiêm ngặt đã tạo ra chất lượng hạt càphê hoàn toàn khác biệt, hương vị thơm ngon tự nhiên và có đặc trưng riêng biệt. Đây cũng là điều kiện quan trọng để tạo ra những loại càphê chất lượng cao, càphê đặc sản và từng bước định vị thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột trong lòng người tiêu dùng.

ttxvn_thanh_pho_buon_ma_thuot_tro_thanh_diem_den_cua_ca_phe_the_gioi_2.jpg
Ông Lê Đình Tư, chủ trang trại Aeroco Coffee, thành phố Buôn Ma Thuột, kiểm tra chất lượng càphê đặc sản. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Hiện các loại càphê đặc sản, càphê chất lượng cao do trang trại Aeroco Coffee sản xuất đã có mặt trên thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. Có thể thấy càphê đặc sản, càphê chất lượng cao ở Thủ phủ càphê Việt Nam đã và đang tiến sâu hơn vào sân chơi lớn của ngành hàng càphê thế giới, góp phần định vị thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột và đưa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới.

"Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu trên cần phải có lộ trình cụ thể, cơ chế đồng bộ từ các cấp chính quyền đến các doanh nghiệp và hợp tác xã, các nông hộ làm cà phê để thống nhất quy trình làm cà phê bài bản, đảm bảo chất lượng tuyệt đối, đáp ứng yêu cầu khắc khe của thị trường cao cấp. Đặc biệt, cần có nguồn tài chính lớn để hỗ trợ các khâu tập huấn, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm... của những người làm càphê, từ đó thay đổi cách làm và hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo chất lượng, tạo dựng thương hiệu, nâng tầm càphê Việt Nam và từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới," ông Lê Đình Tư nhận định.

Cùng quan điểm trên, ông Trần Ðình Trọng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu (thành phố Buôn Ma Thuột) cho biết, hiện hợp tác xã có 49 thành viên (90% đồng bào dân tộc thiểu số) với diện tích 60 ha càphê và liên kết 260 ha với các hộ khác.

Phát triển càphê đặc sản sẽ góp phần hướng đến mục tiêu đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến càphê của thế giới.

Những năm gần đây, hợp tác xã đã phát triển các sản phẩm càphê đặc sản, càphê chất lượng cao và được thị trường thế giới đón nhận tích cực, từ đó khẳng định càphê Đắk Lắk có thể chinh phục các thị trường khó tính.

Do đó, để đưa thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột vươn tầm thế giới và để Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới thì nhất định phải phát triển cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao.

Tuy nhiên, hiện các loại càphê đặc sản, càphê chất lượng cao ở Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn ngành hàng nên cần sự hành động quyết liệt và hỗ trợ mạnh tay với những việc làm cụ thể của chính quyền các cấp và ban, ngành liên quan để từng bước thay đổi quy trình sản xuất, chế biến, tiếp cận thị trường... Từ đó định vị thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đối với khách hàng trong và ngoài nước, góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Càphê Buôn Ma Thuột đánh giá, càphê đặc sản được giới sành càphê xem như nghệ thuật ẩm thực bởi nó đặc biệt từ khâu sản xuất cho đến phachế. Do đó, phát triển càphê đặc sản sẽ góp phần hướng đến mục tiêu đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến càphê của thế giới. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện nhiệm vụ kép là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm càphê Buôn Ma Thuột và xây dựng thương hiệu cho thành phố Buôn Ma Thuột trên cơ sở giá trị cốt lõi từ càphê.

ttxvn_thanh_pho_buon_ma_thuot_tro_thanh_diem_den_cua_ca_phe_the_gioi_3.jpg
ttxvn_thanh_pho_buon_ma_thuot_tro_thanh_diem_den_cua_ca_phe_the_gioi_4.jpg
Càphê đặc sản được phơi trong nhà lưới theo quy trình nghiêm ngặt tại trang trại Aeroco Coffee để đảm bảo chất lượng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

"Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là điểm đến của càphê của thế giới trên cơ sở thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột với các giá trị cốt lõi như: thành phố của càphê Robusta đặc sản ngon nhất thế giới; nơi hội tụ các xu hướng tiêu dùng càphê thế giới cũng như lưu trữ, duy trì truyền thống tiêu dùng càphê lâu đời của các dân tộc bản địa; là thành phố công nghiệp, giao thương, tổ chức lễ hội càphê và các sự kiện văn hóa liên quan đến càphê; là trung tâm nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ về cà phê, lưu giữ và phát triển nguồn gen càphê Robusta lớn nhất thế giới... Chính những giá trị này sẽ góp phần định vị thương hiệu của thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố càphê của thế giới," Chủ tịch Hiệp hội càphê Buôn Ma Thuột nhấn mạnh.

Tranh thủ thời cơ

Để góp phần xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển càphê đặc sản của địa phương; trong đó, đã tích cực hỗ trợ tổ chức "Cuộc thi Càphê đặc sản Việt Nam - Vietnam Amazing Cup" và có chính sách, cơ chế để phát triển càphê đặc sản địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng triển khai Đề án Phát triển càphê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tại 8 tỉnh, thành.

Mục tiêu là phát triển càphê đặc sản Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu càphê đặc sản ngày càng tăng ở các thị trường xuất khẩu và nội địa, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm càphê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước cơ hội lớn để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới.

Tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển càphê Robusta đặc sản tại 5 xã thuộc 3 huyện, thành phố, gồm: huyện Krông Năng (xã Ea Tân, Ea Toh); huyện Krông Pắc (xã Hòa An, Ea Yông) và thành phố Buôn Ma Thuột (xã Ea Tu), với tổng diện tích khoảng 1.060ha vào năm 2025 và 2.120ha vào năm 2030; sản lượng dự kiến khoảng 1.500 tấn vào năm 2030.

Vừa qua, Chính phủ cũng ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó xác định đến năm 2050 Đắk Lắk là tỉnh có nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh, tuần hoàn, thành phố Buôn Ma Thuột là "Thành phố càphê thế giới."

Có thể thấy, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước cơ hội lớn để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới khi nhận được sự quan tâm của Trung ương trong phát triển ngành hàng càphê.

Đồng thời sản phẩm càphê chất lượng cao, càphê đặc sản đang được doanh nghiệp, người trồng càphê quan tâm phát triển để góp phần định vị thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột trên "bản đồ" càphê thế giới cũng như hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới./.

ttxvn_thanh_pho_buon_ma_thuot_tro_thanh_diem_den_cua_ca_phe_the_gioi_5.jpg
Nhân công loại bỏ trái càphê xanh để đảm bảo nguyên liệu làm càphê đặc sản. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đại sứ Palestine: Mãi mãi một tình yêu với Hà Nội

Đại sứ Palestine: Mãi mãi một tình yêu với Hà Nội

Một ngày tháng Mười năm 1980, chàng thanh niên Saadi Salama khi ấy mới 19 tuổi đã rời quê hương Palestine đến Việt Nam học tập để rồi gắn bó và chứng kiến sự đổi thay của Hà Nội từ đó đến nay.

Lát cắt Hà Nội qua 10 con ngõ nhỏ

Lát cắt Hà Nội qua 10 con ngõ nhỏ

Một phần của Hà Nội còn nằm ở những con ngõ cổ, nơi ngồn ngộn đời sống dân sinh, vừa cũ kỹ nhưng cũng vừa tiếp biến màu tươi mới.

Hà Nội - Bản hùng ca phát triển và hội nhập

Hà Nội - Bản hùng ca phát triển và hội nhập

Hà Nội đã chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị hàng đầu của cả nước, khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

Những ký ức lịch sử về Hà Nội ngày khải hoàn

Những ký ức lịch sử về Hà Nội ngày khải hoàn

Dưới ánh sáng của lịch sử và niềm tự hào dân tộc, ngày 10/10/1954 đã trở thành dấu ấn không thể phai trong tâm trí người dân Việt Nam, khi Thủ đô được giải phóng sau gần một thế kỷ dưới ách đô hộ.

Khúc tráng ca hào hùng của quân và dân Thủ đô

Khúc tráng ca hào hùng của quân và dân Thủ đô

Hai trận chiến đấu lịch sử in đậm trong ký ức Thủ đô chính là 60 ngày đêm cùng toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-17/2/1947) và 12 ngày đêm chiến dịch "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" (12/1972).