Để Mekong nhanh chóng trở thành vùng phát triển ở Đông Nam Á

Đưa Mekong nhanh chóng trở thành vùng phát triển và thịnh vượng ở Đông Nam Á là một trong những nội dung chính của Diễn đàn hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong 2014 diễn ra tại Hà Nội ngày 17/10.

Đưa Mekong nhanh chóng trở thành vùng phát triển và thịnh vượng ở Đông Nam Á là một trong những nội dung chính của Diễn đàn hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong 2014 với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015-Cơ hội và thách thức” được tổ chức tại Hà Nội, sáng 17/10.

Diễn đàn nhằm thúc đẩy hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc).

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch Hội phát triển kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia cho biết, diễn đàn lần này sẽ phần nào đem lại những lợi ích cụ thể cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào thị trường các nước ASEAN; đồng thời, giúp doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ thông tin, đóng góp nhiều ý kiến cho công tác chuẩn bị chuẩn bị hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Chủ tịch Hội tin tưởng rằng, các doanh nghiệp sẽ tìm được cầu nối, qua đó tìm được cơ hội giao thương và phát triển kinh tế, nắm bắt nhiều thông tin hữu ích để có bước chuẩn bị tốt nhất trong thời gian đầu hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.

Diễn đàn của Diễn đàn hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong 2014 tập trung vào các nội dung như các cơ quan chức năng tham gia đàm phán cung cấp thông tin về các điều kiện mà các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện khi hội nhập vào cộng đồng ASEAN như chính sách kinh tế, chính sách quản lý, cải cách hệ thống tài chính…

Trao đổi về vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình định hướng, hỗ trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp hỗ trợ độc lập; thiết lập liên minh hỗ trợ để giúp doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tham gia cộng đồng ASEAN 2015…

Mục tiêu cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến năm 2015 phải tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo sự hấp dẫn đầu tư-kinh doanh từ bên ngoài.

Mặc dù vậy, ông Vũ Văn Chung, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, thách thức của hội nhập kinh tế là vấn đề cạnh tranh của Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó trên thị trường nội địa và khó có cả năng vươn ra chiếm lĩnh trên thị trường các nước thành viên ASEAN khác, thậm chí có nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa.

Doanh nghiệp năng lực kém sẽ không được chọn để tham gia các khâu có lợi nhuận cao của chuỗi cung ứng, chỉ có thể tham gia các công đoạn gia công.

Người lao động trình độ thấp sẽ khó vươn lên các vị trí quản lý hay trở thành các chuyên gia có mức lương cao.

Việc hình thành AEC 2015 sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài ASEAN quan tâm và tham gia vào một số địa bàn mới nổi như Myanma, Lào, Campuchia... Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mới trên các địa bàn này.

Để nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động hợp tác đầu tư Việt Nam nói riêng khi hội nhập AEC có hiệu quả, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, Chính phủ và các Bộ, ngành đã tập trung vào một số giải pháp như tiếp tục khẳng định chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế ASEAN sâu rộng; đồng thời, tăng cường hợp tác ngoài khối cả đa phương và song phương nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mang lại cho Việt Nam.

Bên cạnh đó, sẽ đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh; đẩy nhanh quá trình cải cách nền kinh tế; đồng thời, thực hiện quyết liệt và triệt để cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc hình thành doanh nghiệp, gia nhập thị trường; các thủ tục liên quan đến xây dựng, đất đai, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng lao động…, bảo đảm giảm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Ngoài ra, tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để góp phần thu hút đầu; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Đồng tình với những giải pháp mà Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài đưa ra, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Vũ Khoan cũng cho rằng, khi tham gia vào cộng đồng ASEAN, chúng ta cần định vị cộng đồng ASEAN nằm ở đâu, quan hệ hội nhập như thế nào.

Bên cạnh đó, chúng ta thiết kế một kế hoạch tổng thể hội nhập để cam kết, lộ trình làm sao cho hài hòa; rút kinh nghiệm từ việc tham gia WTO, chúng ta cần chuẩn bị nội lực kỹ; đồng thời, cần đổi mới thể chế để tận dụng cơ hội khi hội nhập mở ra và nâng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh, việc tham gia AEC 2015 sẽ mở ra rất nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam nhưng chúng ta cũng phải đối diện với không ít khó khăn thách thức. Song, với quyết tâm của Chính phủ cộng với sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân chúng ta sẽ vượt qua thách thức, nhanh chóng đón nhận những cơ hội mới, thực hiện thành công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Thông qua diễn đàn, các doanh nghiệp có thể thấy rõ hơn những thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thức khi hội nhập, từ đó các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp để chủ động hội nhập có hiệu quả…

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến nay, các nhà đầu tư thuộc khu vực ASEAN đã đầu tư tại 55/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 2.431 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 51,8 tỷ USD, chiếm 14,2% số dự án FDI và trên 21,4% tổng vốn FDI tại Việt Nam.

Quy mô vốn bình quân một dự án của ASEAN là 21,3% triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình quân chung là 14,45% triệu USD/dự án.

Đứng đầu các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Singapore, đứng thứ 2 là Myanma và đứng thứ 3 là Thái Lan…

Có thể khẳng định rằng, đầu tư của các nước ASEAN đã, đang và tiếp tục giữ vị trí quan trọng tại Việt Nam. Không những thế, ASEAN còn là cửa ngõ, cầu nối quan trọng để thu hút FDI từ các đối tác lớn khác vào Việt Nam./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.