Đêm Trung thu đặc biệt ở Cúc Phương: Thả động vật hoang dã ‘về nhà’
Tối 21/9, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã tổ chức sự kiện “đêm Trung thu đặc biệt” tái thả động vật hoang dã, giúp các em nhỏ được chứng kiến hành trình “về nhà” của các loài động vật quý hiếm.
Hùng Võ
Các em nhỏ tham dự sự kiện thả động vật hoang dã 'về nhà' tại Vườn Quốc gia Cúc Phương là con em của các kiểm lâm viên đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh cho đất nước. (Ảnh: Vietnam+)
Thông tin tới phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, đại diện Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết từ tháng 3/2021, việc đưa động vật hoang dã sau cứu hộ về tự nhiên đã được đơn vị này phát triển thành tour 'về nhà.' (Ảnh:Vietnam+)
Trong 5 tháng qua, hoạt động này đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ và lan tỏa sâu rộng đến cộng đồng xã hội. (Ảnh:Vietnam+)
Với ý nghĩa đó, trong 'đêm Trung thu mùa COVID' này, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã tổ chức chương trình 'về nhà' nhằm giải cứu các cá thể động vật hoang dã như đon, cầy hoa, trăn hoa với trọng lượng gần 100kg. (Ảnh:Vietnam+)
Mục đích của hoạt động tái thả động vật về tự nhiên trong đêm Trung thu nhằm tiếp tục duy trì một cách quyết liệt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn động vật hoang dã của Vườn Quốc gia Cúc Phương, góp phần làm giàu hơn môi trường tự nhiên tại đây. (Ảnh:Vietnam+)
Sự kiện này cũng là dịp để truyền đi thông điệp về sự tham gia tích cực của cộng đồng vào nỗ lực cùng với Vườn Quốc gia Cúc Phương trong sứ mệnh cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã. (Ảnh:Vietnam+)
Việc tái thả động vật cũng là tín hiệu tuyệt vời về hiệu quả của công tác giáo dục môi trường, tạo cơ hội để một số cháu thiếu nhi của Vườn cùng đưa các bạn động vật trở về thiên nhiên. (Ảnh:Vietnam+)
Cùng gia đình tham gia tái thả động vật hoang dã trong đêm Trung thu đặc biệt, cựu tuyển thủ bóng đá nam quốc gia Nguyễn Văn Sỹ, Huấn luyện viên Câu lạc bộ Bóng đá Nam Định (người có công 'giải cứu' 3 cá thể trăn hoa) cho biết gia đình anh rất vui khi được bàn giao số trăn này cho Vườn Quốc gia Cúc Phương để thả về tự nhiên. Đây là nơi phù hợp nhất với cuộc sống của chúng. (Ảnh:Vietnam+)
'Chúng tôi là những Phật tử, việc làm này cũng là thực hiện theo lời phật dạy. Các cháu nhỏ hôm nay đã có một Trung thu vô cùng ý nghĩa,' anh Sỹ chia sẻ. (Ảnh:Vietnam+)
Đánh giá rất cao việc làm thiện nguyện của gia đình các phật tử, do cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Sỹ làm trưởng nhóm, ông Đỗ Văn Lập, Phó giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương nhấn mạnh hành động tái thả động vật trong đêm Trung thu truyền đi thông điệp tới xã hội về ý thức bảo vệ động vật hoang dã một cách có hiểu biết, cũng như tham gia tích cực với Vườn để làm giàu tính đa dạng sinh học tại đây. (Ảnh:Vietnam+)
Vườn Quốc gia Cúc Phương từ lâu là địa chỉ nổi tiếng trong và ngoài nước về công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã. Nơi đây cũng được coi là 'ngôi trường lớn' về giáo dục bảo tồn thiên nhiên. (Ảnh:Vietnam+)
Từ tháng 3/2021, việc đưa động vật hoang dã sau cứu hộ về tự nhiên đã được Vườn phát triển thành tour 'về vhà' đã giúp tái thả nhiều cá thể động vật bị thu giữ, giải cứu từ các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép về môi trường tự nhiên. (Ảnh:Vietnam+)
Cá thể trăn trước lúc trở về tự nhiên. (Ảnh:Vietnam+)
Cá thể cầy hoa trên đường trở về tự nhiên. (Ảnh:Vietnam+)
Cá thể trăn hoa trên đường trở về tự nhiên. (Ảnh:Vietnam+)
Một số em nhỏ chụp ảnh lưu niệm trong đêm tái thả động vật ở Cúc Phương. (Ảnh:Vietnam+)
Nằm giữa khu rừng đặc dụng rộng lớn, Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng nguy cấp Cúc Phương hiện đang cứu hộ, nhận nuôi và chăm sóc 14 loài linh trưởng quý, hiếm với số lượng 178 cá thể.
Lần đầu tiên trong lịch sử ở một vườn quốc gia, du khách có thể tham gia trải nghiệm và đồng hành cùng lực lượng chức năng tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ trở về với “ngôi nhà tự nhiên.”
Ở Việt Nam, có một khu rừng nguyên sinh được ví như một “ngôi trường lớn,” gần 60 năm qua vẫn âm thầm nỗ lực trong sứ mệnh lan tỏa thông điệp về tình yêu thiên nhiên. Đó là Vườn quốc gia Cúc Phương.
Các nhà khoa học cho rằng việc các loài chim bị tuyệt chủng quy mô lớn như trên chủ yếu là do hoạt động săn bắt của con người hoặc do các loài động vật mà con người mang đến các đảo.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mặc dù hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã được củng cố và mở rộng, song đa dạng sinh học vẫn tiếp tục bị suy giảm về chất lượng.