Dịch COVID-19: Xác định cơ chế lây nhiễm từ động vật sang người

Nhóm nghiên cứu đã tái tạo quá trình đột biến gene cho phép SARS-CoV-2 có khả năng biến đổi từ dạng tồn tại trên cơ thể động vật sang con người.
Dịch COVID-19: Xác định cơ chế lây nhiễm từ động vật sang người ảnh 1Virus corona. (Nguồn: globalist.it)

Nhờ vào việc tái tạo quá trình tiến hóa của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, một nhóm nhà khoa học Italy mới đây đã xác định được bước tiến hóa “nhảy vọt” của chủng virus này khi chúng có thể lây truyền từ động vật sang người.

Thời điểm lây truyền được xác định trong khoảng từ ngày 20-25/11/2019.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Campus Bio-medico (Rome) đăng tải trên Tạp chí Clinical Virology cho biết nhóm nghiên cứu đã tái tạo quá trình đột biến gene cho phép SARS-CoV-2 có khả năng biến đổi từ dạng tồn tại trên cơ thể động vật sang con người.

Dựa trên trình tự di truyền được phát hiện tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã tái tạo các bước tiến hóa của virus SARS-CoV-2 cho tới khi họ phát hiện ra bước “nhảy vọt” mang tính quyết định cho phép chủng virus điển hình trên cơ thể động vật này, đặc biệt là dơi, có khả năng tấn công con người.

[Dịch COVID-19: WHO khuyến cáo các nước dự trữ bình oxy, máy thở]

Trưởng nhóm nghiên cứu Massimo Ciccozzi nhấn mạnh đây là một sự thay đổi mang tính quyết định và hiện tượng đột biến đặc biệt này diễn ra trong khoảng từ ngày 20-25/11/2019. Ông cho biết giống như tất cả các loại virus, SARS-CoV-2 biến đổi liên tục để thích nghi với hệ thống miễn dịch của vật chủ.

Sau hai đột biến protein cấu trúc, đột biến thứ ba của virus là yếu tố quyết định. Đó là protein bề mặt “spike." Protein này đã giúp virus có khả năng tấn công các tế bào trên cơ thể con người, từ đó gây bệnh COVID-19.

Theo thống kê trên trang worldometer.info, tính đến 16h ngày 2/3, tổng cộng 89.219 người đã nhiễm COVID-19 tại 68 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3.058 ca tử vong, 45.178 trường hợp đã phục hồi và được xuất viện.

Trung Quốc đại lục vẫn là tâm điểm của dịch bệnh với 80.026 ca nhiễm, 2.912 người tử vong. Trong khi đó, Italy là “ổ dịch” nghiêm trọng nhất châu Âu với 1.701 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 41 trường hợp tử vong./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.