Diễn đàn SPIEF 2019: Số thỏa thuận được ký kết đạt mức kỷ lục

Diễn đàn SPIEF 2019: Số thỏa thuận được ký kết đạt mức kỷ lục

Cố vấn Tổng thống Nga và là Trưởng Ban Tổ chức Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg (SPIEF) lần thứ 23, ông Anton Kobyakov cho hay đã có tổng cộng 650 thỏa thuận được ký tại diễn đàn thường này.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình gặp ông Anton Kobyakov, Cố vấn Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Hồng Quân/TTXVN)
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình gặp ông Anton Kobyakov, Cố vấn Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Hồng Quân/TTXVN)

Ngày 8/6, ông Anton Kobyakov, Cố vấn Tổng thống Nga và cũng là Trưởng Ban Tổ chức Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg (SPIEF) lần thứ 23 - cho hay đã có tổng cộng 650 thỏa thuận được ký tại diễn đàn thường niên này.

Phát biểu với báo giới, ông Kobyakov nêu rõ: "Chúng tôi đã lập kỷ lục về số lượng thỏa thuận được ký kết tại diễn đàn. Tổng cộng có 650 thỏa thuận trị giá 3.100 tỷ ruble (khoảng 47,8 tỷ USD) đã được ký kết."

Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg là sự kiện đặc biệt được tổ chức từ năm 1997 và được Tổng thống Liên bang Nga bảo trợ từ năm 2006 đến nay.

[Phiên họp toàn thể Diễn đàn Kinh tế quốc tế St Petersburg lần thứ 23]

Trong hơn hai thập niên qua, SPIEF đã trở thành một diễn đàn hàng đầu khu vực và thế giới nhằm thảo luận các xu hướng, thách thức và triển vọng phát triển kinh tế không chỉ của riêng nước Nga mà còn của toàn thế giới.

Diễn đàn cũng là điểm đến để cộng đồng doanh nghiệp quốc tế gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.

Với chủ đề "Thiết lập Chương trình nghị sự phát triển bền vững," Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 23, diễn ra từ ngày 6 đến 8/6, với hơn 170 hoạt động, thu hút sự tham gia của hơn 17.000 đại biểu từ các nước trên thế giới gồm các nhà lãnh đạo hàng đầu của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, giới doanh nhân, các chuyên gia kinh tế và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí trên thế giới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.