Doanh số bán lẻ của Eurozone trong tháng 9 lạc quan hơn dự báo

Đà tăng trong doanh số bán lẻ tháng 9 tại Eurozone chủ yếu nhờ hoạt động thương mại trực tuyến với mức tăng 2,6% theo tháng, sau khi sụt giảm 4,1% trong mùa nghỉ lễ hồi tháng 8.
Doanh số bán lẻ của Eurozone trong tháng 9 lạc quan hơn dự báo ảnh 1Trái cây được bày bán tại siêu thị ở Rome, Italy, ngày 29/10/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Báo cáo mới nhất công bố ngày 8/11 cho thấy doanh số bán lẻ của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 9/2022 tăng như dự kiến so với tháng Tám, nhưng giảm ít hơn nhận định so với cùng kỳ năm ngoái, qua đó nhấn mạnh nhu cầu tiêu dùng vẫn khá bền vững trong quý 3/2022.

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết doanh số bán lẻ ở 19 quốc gia Eurozone tăng 0,4% so với tháng trước như dự kiến thị trường.

So với cùng kỳ năm 2021, doanh số giảm 0,6% - thấp hơn nhiều so với mức 1,3% mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.

Eurostat cũng đã điều chỉnh doanh số bán lẻ trong tháng Tám lên 0% so với tháng trước đó, khởi sắc hơn mức -0,3% được báo cáo trước đó. Số liệu hàng năm cũng được điều chỉnh từ -2,0% lên -1,4%.

Đà tăng hàng tháng trong doanh số bán lẻ tháng Chín chủ yếu nhờ hoạt động thương mại trực tuyến với mức tăng 2,6% theo tháng, sau khi sụt giảm 4,1% trong mùa nghỉ lễ hồi tháng Tám.

Ngược lại, doanh số bán xăng giảm 0,6% trong tháng Chín sau khi tăng 2,1% hồi tháng Tám - thời điểm người dân châu Âu đi du lịch Hè.

[Giá tiêu dùng tăng 10,7%, Eurozone đối mặt lạm phát tăng kỷ lục]

Tính theo năm, kết quả chung chịu ảnh hưởng bởi mức giảm 2,4% trong doanh số bán thực phẩm, đồ uống và thuốc lá cũng như giảm 0,3% trong doanh số bán các sản phẩm phi thực phẩm.

Mức tăng 3,7% trong doanh số bán nhiên liệu cho ô tô không thể bù đắp được những mức giảm trên.

Doanh số bán lẻ được coi là một dấu hiệu về nhu cầu của người tiêu dùng.

Thị trường đang chú trọng đến yếu tố này do lo ngại ngày một lớn về khả năng Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong những tháng tới, do giá năng lượng tăng mạnh sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.

Một ước tính sơ bộ cho thấy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Eurozone đã chậm lại đáng kể trong quý 3 khi tăng chỉ 0,2% so với quý trước đó./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.