Đối sách của các nước ứng phó khủng hoảng kinh tế do COVID-19

Theo chương trình được biết đến dưới tên gọi "JobKeeper", Chính phủ Australia hỗ trợ lương cho người lao động của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đối sách của các nước ứng phó khủng hoảng kinh tế do COVID-19 ảnh 1Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 9/3 thông báo nước này sẽ chi 1,2 tỷ AUD (920 triệu USD) để mở rộng chương trình hỗ trợ lương cho người mới vào nghề.(Nguồn:AFP)

Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 9/3 thông báo nước này sẽ chi 1,2 tỷ AUD (920 triệu USD) để mở rộng chương trình hỗ trợ  lương cho người mới vào nghề.

Theo chương trình được biết đến dưới tên gọi "JobKeeper", Chính phủ Australia hỗ trợ lương cho người lao động của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chương trình này ban đầu có tổng giá trị lên tới 70 tỷ AUD và dự kiến kéo dài đến cuối tháng 3/2021.

Thủ tướng Morrison cho biết chương trình "JobKeeper" sẽ được thay thế bằng một gói kích thích nhằm vào các mục tiêu cụ thể, trong đó giai đoạn đầu sẽ phân bổ để mở rộng chương trình hỗ trợ tiền lương cho các nhân viên tập sự.

Theo ông Morrison, các số liệu cho thấy kinh tế Australia đang phục hồi, song các doanh nghiệp vẫn cần hỗ trợ và điều quan trọng là đảm bảo các nhân viên tập sự có cơ hội nâng cao tay nghề và được tuyển dụng.

[WHO khẳng định đã báo động cao nhất về dịch COVID-19 từ đầu năm 2020]

Với chương trình mới, Chính phủ Australia sẽ chịu trách nhiệm chi trả 50% lương cho nhân viên tập sự, với hạn mức tối đa 7.000 USD/người/quý trong 12 tháng. Chương trình này sẽ kéo dài đến tháng 9/2022.

Theo đó, sẽ có khoảng 70.000 nhân viên tập sự được hưởng hỗ trợ từ chương trình này. Các doanh nghiệp hoan nghênh kế hoạch của chính phủ.

Quyết định chấm dứt chương trình "JobKeeper" của Chính phủ Australia đã làm dấy lên quan ngại tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng trở lại, tuy nhiên, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg cho rằng tỷ lệ thất nghiệp trong cả năm 2021 sẽ giảm dần.

Theo báo cáo của Cơ quan thống kê Australia tuần trước, tỷ lệ thất nghiệp ở Australia đã giảm từ 6,6% còn, 6,4%, tích cực hơn so với mức dự báo 6,5% trước đó, và giảm mạnh so với mức đỉnh điểm 7,5% ghi nhận hồi tháng 7/2020.

Ủy ban dịch vụ tài chính Hàn Quốc ngày 9/3 thông báo cơ quan này đã quyết định kéo dài thời hạn nới lỏng các quy tắc thanh khoản cho các ngân hàng thêm 6 tháng để đảm bảo các tổ chức tài chính có thể cung cấp vốn cho các công ty trong thời kỳ đại dịch COVID-19  -  quyết định được ban hành hồi tháng 4/2020 và dự kiến hết hạn vào tháng 3/2021.

Theo đó, các ngân hàng được duy trì tỷ lệ đảm bảo thanh khoản ngoại hối (LCR) ở mức 70%, thấp hơn mức 80% theo quy định trước đây. 

Cùng ngày, Công báo Thổ Nhĩ Kỳ đăng tin nước này gia hạn thêm 2 tháng lệnh cấm các doanh nghiệp ngừng sản xuất, từ ngày 17/3.

Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành lệnh cấm trên trong năm 2020 để hạn chế những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với thị trường việc làm và nền kinh tế nói chung. 

Tỷ lệ thất nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng tới 12,9% trong tháng 11/2020 và tiếp tục gia tăng khi các biện pháp phòng chống dịch ứng phó với làn sóng dịch thứ 2 tác động mạnh đến các doanh nghiệp./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.