Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung nhằm dỡ bỏ rào cản thương mại

Ngày 19/7, Mỹ và Trung Quốc đã khai mạc vòng Đối thoại kinh tế toàn diện đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua.
Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung nhằm dỡ bỏ rào cản thương mại ảnh 1Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Rossp hát biểu khai mạc Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ - Trung. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 19/7, Mỹ và Trung Quốc đã khai mạc vòng Đối thoại kinh tế toàn diện đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua, nhằm tìm cách thúc đẩy dỡ bỏ các rào cản thương mại song phương.

Phát biểu khai mạc Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung tổ chức tại Thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross​ cho biết trong 15 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng tới hơn 200%, tạo ra mức thâm hụt thương mại 309 tỷ USD trong năm 2016, do đó một sự thay đổi là cần thiết.

[Đại sứ Trung Quốc kêu gọi Mỹ khôi phục đàm phán thương mại song phương]

Ông Ross nhấn mạnh đây là thời điểm để tái cân bằng mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa 2 nước theo cách "công bằng và tương hỗ hơn."

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin​ cho rằng hợp tác để tối đa hóa những lợi ích của 2 bên chỉ khả thi nếu tồn tại mối quan hệ kinh tế công bằng và cân bằng hơn.

Ông Mnuchin cho biết các cuộc thảo luận trong khuôn khổ cuộc đối thoại về kinh tế Mỹ​-Trung sẽ tập trung vào các bước đi cụ thể để mang lại cách tiếp cận tốt hơn và "sân chơi bình đẳng" cho các doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư tại thị trường kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Ông khẳng định một mối quan hệ kinh tế cân bằng hơn sẽ đem lại thịnh vượng cho Mỹ và Trung Quốc cũng như các nước trên thế giới.

Về phần mình, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Bắc Kinh và Wahshington đối thoại và phối hợp để giải quyết các bất đồng, đồng thời cảnh báo đối đầu sẽ chỉ gây tổn hại tới lợi ích của cả 2 bên.

Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ​-Trung là sự tiếp nối của tiến trình đối thoại được tổ chức dưới thời các chính phủ tiền nhiệm của 2 nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.