Đây là dự án luật không chỉ có ý nghĩa về chính trị-pháp lý, mà còn tác độngtrực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự,an toàn xã hội của đất nước trong bối cảnh tích cực chủ động hội nhập quốc tế.
Sau hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của ngườinước ngoài tại Việt Nam (năm 2000) đã xuất hiện một số hạn chế, bất cập như hệthống văn bản pháp luật còn chưa thống nhất, chưa sát với thực tế, phải thườngxuyên bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế; Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn chưaquy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan,tổ chức, cá nhân trong việc mời, bảo lãnh người nước ngoài, dẫn đến tình trạnglàm thủ tục cho khách nhập cảnh nhưng không quản lý...
Góp ý tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bansoạn thảo cần quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về đối tượng, điều kiện, trình tự,thủ tục, thẩm quyền xem xét, giải quyết cho người nước ngoài được thường trú tạiViệt Nam.
Quy định cụ thể những trường hợp đặc biệt được chuyển đổi mục đích thị thựcđể bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch trong chính sách, pháp luật, tạo thuậnlợi cho người nước ngoài thực hiện và chặt chẽ trong công tác quản lý.
Ngoài các đối tượng được xét cho thường trú cần quan tâm hơn tới các nhà khoahọc, chuyên gia giỏi mà nước ta đang cần tranh thủ cho sự phục vụ đất nước; cầnbảo đảm tính thống nhất về thời hạn của thị thực và thẻ tạm trú, nhất là đối vớinhững trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích làm việc, học tập, hợp tácđầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của các cơ quan, tổ chức cóliên quan và cho người nước ngoài.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án luật liên quan chặt chẽ đến những vấn đềhội nhập quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, việc ban hành luậtphải đáp ứng yêu cầu giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong thực tế, trong đótính đến việc tương thích đối với các luật có liên quan, tránh trùng lặp, bỏ sótnhững nội dung điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước vềhoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Dự án Luật phải được xây dựng thể hiện rõ và đầy đủ nguyên tắc chủ quyền quốcgia và bình đẳng trong quan hệ quốc tế, kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa yêu cầuphát triển kinh tế, mở rộng đối ngoại với bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự,an toàn xã hội; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thể chế hiện hành.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Ban soạn thảo đặc biệt chú ý đến việc đơn giảnhóa các thủ tục hành chính, quy định cụ thể những nội dung liên quan trực tiếpđến người nước ngoài phải thực hiện, bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch vàthuận tiện và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Buổi làm việc cũng ghi nhận nhiều ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp cậnnhững vấn đề mới có liên quan đến việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào cuối năm2015 để bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế, đưa thêm vào dự thảo Luật đốitượng công dân Việt Nam đang thường trú tại nước ngoài có hai quốc tịch để đảmbảo vấn đề an ninh quốc gia; nghiên cứu xây dựng quy định về các trường hợp miễnthị thực theo nguyên tắc đa phương, có đi có lại trong quan hệ quốc tế; kết nốithông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý hoạt động xuấtnhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam./.