Dòng vốn đầu tư từ doanh nghiệp Italy vào Việt Nam sẽ tăng

Thủ tướng Matteo Renzi khẳng định với môi trường đầu tư này, trong thời gian tới, dòng vốn đầu tư từ doanh nghiệp Italy vào Việt Nam sẽ tăng.
Dòng vốn đầu tư từ doanh nghiệp Italy vào Việt Nam sẽ tăng ảnh 1Tổng Giám đốc Piaggio Việt Nam Costantino Sambuy giới thiệu xe Vespa với Thủ tướng Matteo Renzi. (Ảnh: Văn Xuyên/Vietnam+)

Trong chuyến thăm Việt Nam, ngày 10/6, Thủ tướng Cộng hòa Italy Matteo Renzi đã đến tham quan Nhà máy Piaggio Việt Nam (Tập đoàn Piaggio) tại Vĩnh Phúc - một trong những doanh nghiệp lớn của Italy đầu tư tại Việt Nam tại thời điểm hiện nay.

Đánh giá cao việc hợp tác giữa các chuyên gia của Tập đoàn với Piaggio Việt Nam, Thủ tướng Matteo Renzi khẳng định với môi trường đầu tư này, trong thời gian tới dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Italy vào Việt Nam sẽ tăng lên, tăng cường công nghiệp phụ trợ, tạo cơ hội cho các nhà máy như Piaggio có thể đầu tư, thu hút thêm các nhà đầu tư của Italy đến Việt Nam.

Theo Tổng Giám đốc Piaggio Việt Nam Costantino Sambuy, Piaggio Việt Nam là nhà máy sản xuất lớn thứ ba của Tập đoàn, chỉ sau Italy và Ấn Độ.

Nhà máy bắt đầu xây dựng từ tháng 1/2008 và hoàn thành vào tháng 10/2008 với công suất sản xuất ban đầu 100.000 xe/năm, nâng lên 200.000 xe/năm từ giữa năm 2012 và dự kiến nâng công suất lên 300.000 xe/năm trong thời gian tới.

Tính đến tháng Năm, Piaggio Việt Nam đã sản xuất hơn 410.000 xe máy tay ga với tỷ lệ nội địa hóa 89% đối với dòng xe Vespa và 84% với dòng xe Liberty.

Các sản phẩm này ngoài tiêu thụ ở Việt Nam, Piaggio còn xuất khẩu sang Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines, Hong Kong, Trung Quốc, Australia, New Zealand.

Ngoài ra, một số lượng nhỏ sản phẩm xe máy có động cơ dụng nhỏ được xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ.

Theo kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn từ năm 2014 đến năm 2017, Piaggio Việt Nam sẽ thực hiện một giai đoạn mới của sự phát triển mang tính quyết định, nhằm nhân rộng mô hình thành công của Piaggio tại Việt Nam trên toàn khu vực, cụ thể là ở các thị trường quan trọng như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan; đồng thời khai thác các cơ hội cho các dòng sản phẩm có động cơ vừa và lớn, thâm nhập vào thị trường xe máy cao cấp tại Trung Quốc./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.