Du khách thích thú trải nghiệm nghề làm rối nước cổ ở làng Rạch

Là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước miền Bắc, Bàn Thạch hay còn gọi làng Rạch (Nam Định) là phường rối có nhiều tích trò cổ với kho rối có tuổi đời hàng trăm năm.
Là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước miền Bắc, Bàn Thạch hay còn gọi làng Rạch là phường rối có nhiều tích trò cổ với kho rối có tuổi đời hàng trăm năm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đền thờ Thành hoàng làng Rạch, xã Hồng Quag, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định cũng là “ông tổ” rối nước Nam Chấn – một trong những phường rối đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân Phan Tiến Hữu, Trưởng đoàn Múa rối thôn Bàn Thạch cho biết thủy đình là nơi các nghệ nhân sẽ biểu diễn những chương trình lớn vào các dịp lễ, Tết, kỷ niệm... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Kho lưu trữ rối cổ của làng Rạch hiện đã xuống cấp. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những con rối cổ có tuổi đời hàng trăm năm đang trong hiện trạng đã hư hại nhiều. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Con rối này có tuổi đời đã 200 năm, trong tích trò Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân Phan Văn Mạnh, Trưởng đoàn rối nước Sông Quê là truyền nhân đời thứ 7 của gia đình có truyền thống làm nghề rối nước ở làng Rạch. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Không chỉ diễn các tích trò cổ, nghệ nhân Phan Văn Mạnh cũng trực tiếp chế tác con rối. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Từ năm 1969-1971, chính phường rối nước Nam Chấn đã đào tạo ra lớp diễn viên múa rối nước đầu tiên cho Nhà hát Múa rối Thăng Long. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Phường rối làng Rạch có khoảng 1.000 con trò từ xưa truyền lại. Ngày nay, các nghệ nhân thường diễn những tích trò đã ăn sâu vào đời sống cộng đồng như: chọi trâu, câu cá, đánh đu, tễu rúc ống, bắt vịt, đốt pháo, mở cờ, các nàng tiên ca múa, cô đôi thượng ngàn... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân Phan Văn Mạnh cho biết con rồng này có thể phun nước xa tới 3-4 mét. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Góc trưng bày các tích trò cho các chương trình biểu diễn đã được đặt lịch. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Du khách từ Hà Nội thích thú chọn mua những con rối lưu niệm của làng nghề. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Mỗi con rối lưu niệm bày bán được chính tay nghệ nhân Phan Văn Mạnh chế tác. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Một xưởng chế tác con rối của làng Rạch. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Khi du lịch phát triển, làng Rạch đã và đang trở thành điểm dừng chân hấp dẫn du khách đến tìm hiểu về loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian đã được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Dừng chân ở một xưởng chế tác con rối, du khách có thể tham gia vào quá trình tạo hình, làm sơn, vẽ mẫu… thậm chí học múa rối cùng các nghệ nhân. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Con rối sau khi sơn sẽ phơi khô trước khi được đổ màu, hoàn thiện tạo hình... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ngày nay, các nghệ nhân đang tích cực cải tiến, sáng tạo các tác phẩm mới, dựa trên nền tảng những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Thông qua đó, nghệ thuật rối nước có thể tiếp cận gần hơn với giới trẻ. Đây cũng là cách mà các nghệ nhân làng Rạch tin rằng sẽ giúp những chú Tễu, cô Tiên, ông Bụt… thêm sức sống trường tồn. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Xưởng chế tác con rối ở làng rạch trở thành không gian trải nghiệm cho du khách thập phương tìm hiểu về nghề làm rối nước. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục