Sau một thời gian dài để “mất điểm,” giờ đây lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có cái nhìn cởi mở hơn với du lịch và bắt tay vào công cuộc lấy lại hình ảnh.
Và, quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải) cũng đang dốc sức siết chặt hoạt động quarn lý để chặng đường được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới rút ngắn mỗi ngày...
Cát Bà “chạy đua” di sản Để "ghi điểm" cho quần đảo Cát Bà,Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải Bùi Trung Nghĩa khẳng định: “Làmtrong sạch môi trường kinh doanh, đẩy lùi vấn nạn ép giá, loạn giá...đang là vấn đề được ưu tiên hàng đầu giải quyết dứt điểm trong thời điểmnày của địa phương." Một trong những biện pháp thiết thực là hệ thống thông tin trên đảo CátBà đã thiết lập các đường dây nóng để du khách có thể phản ánh kịp thờihiện tượng tiêu cực. Trung tâm hướng dẫn và Phát triển du lịch (trụ sở tại số 228 đường 1/4)cũng được đẩy mạnh hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin và giúp du kháchkết nối với các dịch vụ trên đảo. Bốn nhân viên ở đây thay phiên túctrực từ 7 giờ-22 giờ cả bảy ngày trong tuần. Theo ghi nhận của phóng viên, có khá đông khách du lịch người nước ngoàiđến đây nhờ tham vấn. Các cuộc trao đổi thường kéo dài tới 10 phút,thậm chí là nửa tiếng. “Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát cũng được tăngcường. Những đơn vị nào không chấp hành tốt, có dấu hiệu vi phạm đều bịxử lý nghiêm minh. Kể cả đường vận chuyển khách đến Cát Bà đến nay đãthông thoáng, đi lại nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế tối đa hiện tượngchèo kéo khách, ăn chặn… Những hành vi đó đều bị xử lý nghiêm,” ôngNghĩa nhấn mạnh. Nhắc lại câu chuyện “đĩa rau muống 150.000 đồng” từ một bài báo trênmạng trong tháng Sáu vừa qua, sau đó khiến Cát Bà phải đón “bão” dưluận, ông Bùi Trung Nghĩa khẳng định “thực tế là không có.” Bởi theo ông Nghĩa, tất cả các hoạt động ra quân siết chặt hoạt độngquản lý kinh doanh của huyện đều đã được triển khai ngay từ khi bước vàomùa du lịch Hè 2013. Hiện, các dịch vụ ăn nghỉ, đi lại, tham quan… đềuphải đăng ký bảng giá dịch vụ và niêm yết công khai tại quầy lễ tân đểdu khách tiện nắm bắt thông tin, tránh trường hợp bị ép giá. Thực tế, đi vào đầu tuần khách sẽ được hưởng mức giá rẻ hơn từ 50%, thậm chí đến 80% so với cuối tuần. [Đảo ngọc Cát Bà: Nơi lưu giữ nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn]
Một góc đảo Cát Bà cuối tháng 7/2013 - Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+ Đặc biệt, thành phố Hải Phòng đang trên đường đua để Cát Bà được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Theo đó, các cấp quản lý huyện đảo này đang gấp rút “tập trung vào côngtác tuyên truyền bảo tồn, bảo vệ các giá trị cảnh quan thiên nhiên vàcác hệ sinh thái động thực vật thông qua cổng thông tin du lịch của CátBà. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho người dân. Đặc biệt, tậptrung rất cao bảo vệ môi trường dưới các vịnh, quy hoạch lại nuôi trồngthủy sản,” ông Nghĩa cho hay. Ngoài ra, địa phương cũng tập trung tuyên truyền trực quan từ năm 2009bằng các panô, khẩu hiệu lớn bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh treo ởnhững nơi đông dân cư; mang những thông tin về khu dự trự sinh quyểnquần đảo Cát Bà đi giới thiệu ở những hội thảo, hội nghị trong nước vàquốc tế; ký kết phối hợp, trao đổi kinh nghiệm với một vùng của Pháptrong việc bảo vệ môi trường, phát huy giá trị di sản thiên nhiên; thamgia diễn thuyết tại Hội nghị thường niên lần thứ 37 của UNESCO được tổchức hồi tháng 6/2013 tại Campuchia... Ông Nghĩ cho biết thêm: “Trên hành trình để được UNESO công nhận là disản thiên nhiên thế giới, huyện đảo Cát Hải thành lập hẳn một đơn vị mớivào tháng 5/2010 là Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, để cùngvới các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý hoạt động trên các vịnh,quản lý vệ sinh môi trường và các hoạt động sản xuất trên vịnh...” Theo lịch của tổ tư vấn về bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới (thuộcUNESCO), mới thông báo tới địa phương, từ ngày 28/9-3/10, một đoàn khảosát sẽ trực tiếp đến huyện Cát Hải để kiểm tra, thẩm định trên thực địahồ sơ của Cát Bà về các điều kiện để được công nhận di sản thiên nhiênthế giới. “Hy vọng tới năm 2014, quần đảo Cát Bà có thể được công nhận là di sảnthiên nhiên thế giới,” chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải bày tỏ. Sầm Sơn chỉnh trang “dung mạo” Trong khi đó, để lấy lại hình ảnh cho Sầm Sơn, lãnh đạo ngành du lịch tỉnh nhà khẳng định sẽ làm "đến nơi, đến chốn". Thực tế, mùa du lịch biển năm nay đã cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ,thể hiện quyết tâm của lãnh đạo các cấp địa phương trong việc chấnchỉnh “dung mạo” cho Sầm Sơn. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Doãn Văn Phú cho hay: “Muốn làm gì cũng cần phải có thời điểm, thời gian, vật chất để chuyển biến trong nhận thức cộng đồng dân cư. Đặc biệt, cần sự tham gia của nhà nước trong phối hợp đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, tổ chức lại các hoạt động kinh doanh, giáo dục, tuyên truyền và thậm chí dùng các biện pháp mạnh... Việc làm này cũng không thể chỉ giải quyết trong một, hai năm mà cần cả quá trình để từng bước chuyển biến.” Bằng chứng là từ cuối tháng 4/2013, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn đã ra tay siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Trong quyết định số 716/QĐ-UBND có quy định tạm thời mức giá tối đa một số hàng hóa, dịch vụ du lịch như giá chụp ảnh, giá gửi xe, giá thuê ghế lưới ngồi trên bãi biển và chi tiết giá nhiều dịch vụ khác. Trong đó, thuê phòng loại “vip” được quy định 1,5 triệu đồng/phòng, thấp nhất là mức 350.000 đồng/phòng. Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ không có trong quy định cũng phải niêm yết công khai mức giá bán theo giá thị trường. Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sầm Sơn Lưu Hùng Sơn cho biết, từ tháng Tư địa phương đã triển khai thực hiện năm giải pháp chính cho mùa du lịch hè. “Chúng tôi thành lập ban chỉ đạo hoạt động du lịch và bốn đội liên ngành trực tiếp kiểm tra, quản lý và xử lý các vi phạm trên địa bàn; ban hành các văn bản quản lý với trọng tâm là việc sắp xếp dịch vụ thương mại, quy định mức giá tối đa một số mặt hàng, chống ép giá...; nâng cao hoạt động tuyên truyền với trọng tâm là tăng cường tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của du lịch đối với phát triển bền vững của Sầm Sơn,” ông Lưu Hùng Sơn nói. Đặc biệt, cơ quan quản lý địa phương cũng kiên quyết đẩy lùi tình trạng ép giá, bán hàng rong, lấn chiếm hành lang vỉa hè bằng biện pháp: Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã, công an thị xã, đội quản lý thị trường số 2, cảnh sát 113...; chỉ đạo các cơ sở kinh doanh niêm yết công khai giá các loại hàng hóa, dịch vụ và bán theo giá niêm yết... Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn, trong tháng Bảy, đội thanh tra của thị xã đã tiến hành kiểm tra một số nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh trên địa bàn và xử phạt 13 trường hợp vi phạm về giá, đo lường với số tiền gần 52 triệu; tháo dỡ 22 hàng quán xây dựng trái phép trên vỉa hè; xử phạt 58 trường hợp vi phạm hành chính về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường với số tiền 18,5 triệu. Tuy còn nhiều hạn chế và khó khăn về nhân lực, vật lực và tiềm năng để phát triển nhưng du lịch ở Sầm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung ít nhiều đã có những tín hiệu lạc quan. Những nỗ lực của thị xã Sầm Sơn và đảo Cát Bà là đáng ghi nhận, nhưng có lẽ hai địa phương này sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn nữa để chứng minh, khẳng định lại uy tín của mình. Và du khách muốn “thị sát” cũng cần thêm chút thời gian để bình tâm sau khi trở về từ “tâm bão.”./.
Cát Bà công khai đường dây nóng (0966155656) và hòm thư tiếp nhận ý kiến, đơn thư của công dân tại trụ sở các cơ quan hành chính, nơi công cộng để du khách, nhân dân phản ánh trực tiếp đến lãnh đạo huyện, bộ phận thường trực để kịp thời xử lý nạn chặt chém.
Đến Sầm Sơn, để chọn nơi lưu trú phù hợp túi tiền, trước khi đi du khách có thể truy cập trang web dulichsamson.vn hoặc liên lạc trực tiếp qua điện thoại số 0373 704 855/ 0983 253 282 để được tư vấn.
|
Bài 1: Nạn "chặt chém" du khách: Con sâu là có, nhưng...