Dự trữ dầu mỏ của Mỹ tăng thấp, giá dầu thế giới phục hồi

Trong phiên giao dịch ngày 5/11, giá dầu thế giới lấy lại đà phục hồi, sau báo cáo cho thấy dự trữ dầu mỏ của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến.
Dự trữ dầu mỏ của Mỹ tăng thấp, giá dầu thế giới phục hồi ảnh 1Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Conoco-Phillips ở Rodeo, California. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong phiên giao dịch ngày 5/11, giá dầu thế giới lấy lại đà phục hồi, sau báo cáo cho thấy dự trữ dầu mỏ của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến.

Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 12/2014 tăng 1,49 USD (1,9%) lên 78,68 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 13 xu lên 82,95 USD/thùng.

Giá dầu đã lấy lại được đà tăng, sau đợt bán tháo hôm 4/11 - phiên giá dầu ngọt nhẹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011 và giá dầu Brent giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010, sau khi Saudi Arabia giảm giá bán dầu sang thị trường Mỹ.

Theo các nhà giao dịch, thị trường “vàng đen” đã được hưởng lợi sau khi Bộ Năng lượng Mỹ (DoE) cho biết trong tuần tính đến ngày 31/10 dự trữ dầu thô của nước này tăng 500.000 thùng, thấp hơn nhiều so với mức tăng 2,2 triệu thùng mà các nhà phân tích dự báo trước đó. Trong bốn tuần qua, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 23 triệu thùng.

Số liệu thống kê cho thấy nguồn cung dầu mỏ tại Cushing, Oklahoma giảm 600.000 thùng, còn dự trữ xăng giảm 1,4 triệu thùng, cao hơn so với dự đoán giảm 300.000 thùng.

Bên cạnh đó, công suất hoạt động của các nhà máy lọc dầu là 88,4%, cao hơn mức 86,6% trong tuần trước đó. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại Mỹ đang tăng.

Chuyên gia Andy Lipow, thuộc Lipow Oil Advisors, nhận định báo cáo của DoE là nhân tố tích cực hỗ trợ giá dầu, trong bối cảnh Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới. Ngoài ra, giá “vàng đen” còn được thúc đẩy, sau khi truyền thông Saudi Arabia đưa tin về vụ cháy tại một đường ống dẫn dầu gần thủ đô Riyadh.

Cũng theo DoE, sản lượng dầu mỏ của Mỹ đã lập kỷ lục 8,97 triệu thùng/ngày trong tuần trước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.