Đức cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022

Báo cáo của Bộ Kinh tế Đức cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2022 chỉ có thể tăng 2,2% thay vì mức dự báo 3,6% đưa ra hồi tháng 1/2022.
Đức cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 ảnh 1Người dân mua sắm ở Berlin, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 27/4, Đức đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 do những tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến giá năng lượng và tiêu dùng tăng chưa từng thấy trong nhiều thập niên.

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo của Bộ Kinh tế Đức cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2022 chỉ có thể tăng 2,2% thay vì mức dự báo 3,6% đưa ra hồi tháng 1/2022.

Trong khi đó, lạm phát cũng dự báo sẽ tăng lên 6,1%, mức mà chỉ xảy ra vào các thời điểm  cuộc khủng hoảng dầu mỏ hoặc ngay sau khi nước Đức thống nhất vào năm 1990.

Trước đó, nhiều nước châu Âu đều dự đoán kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm nay sau đại dịch COVID-19, nhưng cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến điều này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nền kinh tế Đức cũng không ngoại lệ khi phải đối mặt với những rủi ro mới tác động đến giá cả và chuỗi cung ứng.

[Bundesbank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế còn 4,2% vào năm 2022]

Theo Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, Đức đang phải gánh chịu những thiệt hại kinh tế do quyết định trừng phạt Nga liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, ông Habeck khẳng định: “Chúng ta cũng sẵn sàng trả cái giá này” thông qua lạm phát và tăng trưởng chậm lại.

Giá năng lượng đã tăng vọt kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, buộc các công ty đầu tiên của Đức phải ngừng hoạt động trong khi người tiêu dùng phải đối mặt với các hóa đơn tiền điện khổng lồ.

Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga, còn đang phải đối mặt với mối mối đe dọa thực sự nghiêm trọng nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt.

Sau khi tập đoàn năng lượng quốc gia Gazprom của Nga ngừng nguồn cung khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria hôm 26/4, ông Habeck đã phải hết sức nỗ lực để đảm bảo các nguồn cung năng lượng ở Đức vẫn được ổn định. Ông nói: “Châu Âu sẽ cùng đoàn kết và đa dạng hơn nữa các nguồn cung khí đốt của mình”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.