Đức: Chỉ số môi trường kinh doanh tháng 6 giảm thấp nhất 5 năm qua

Theo Chủ tịch Viện Nghiên cứu Ifo, Clemens Fuest nền kinh tế Đức đang đứng trước tương lai u ám trong bối cảnh môi trường kinh doanh trong cả ngành chế tạo và dịch vụ đều xấu đi.
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở Munich, miền nam Đức, ngày 5/7/2018. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở Munich, miền nam Đức, ngày 5/7/2018. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Theo một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố ngày 24/6, niềm tin của các doanh nghiệp nước này trong tháng 6/2019 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014, làm tăng dự đoán cho rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này giảm trong quý 2 năm nay.

Cụ thể, chỉ số môi trường kinh doanh trong tháng Sáu đã giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp, từ 97,9 điểm của tháng Năm xuống 97,4 điểm.

Trước đó, chỉ số này đã giảm từ 99,7 điểm trong tháng Ba xuống còn 99,2 điểm trong tháng Tư.

Theo Chủ tịch Viện Nghiên cứu Ifo, Clemens Fuest nền kinh tế Đức đang đứng trước tương lai u ám trong bối cảnh môi trường kinh doanh trong cả ngành chế tạo và dịch vụ đều xấu đi.

[Đức: Các ngân hàng được yêu cầu tăng nguồn vốn dự phòng]

Kinh tế Đức sau 9 năm tăng trưởng liên tiếp đang hoạt động chật vật do các tranh chấp thương mại và nền kinh tế thế giới suy giảm đã ảnh hưởng tới các hãng chế tạo của Đức vốn phụ thuộc vào xuất khẩu cũng như việc Anh hoãn rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) đang gây ra những bất ổn.

Trong tháng này, Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank dự đoán kinh tế nước này sẽ giảm nhẹ trong quý 2/2019 sau mức tăng trưởng 0,4% trong quý trước đó.

Trong khi đó, Chính phủ Đức đã giảm một nửa dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2019 xuống còn 0,5% sau mức tăng trưởng 1,5% năm 2018, mức thấp nhất trong 5 năm qua.

Theo nhà kinh tế Klaus Wohlrabe của Viện Nghiên cứu Ifo, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là nguyên nhân gây bất ổn chính cho các doanh nghiệp Đức vốn dựa vào xuất khẩu sang hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này để thúc đẩy tăng trưởng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.