Đức đáp ứng chỉ tiêu chi tiêu quốc phòng của NATO lần đầu tiên sau 22 năm

Chính phủ Đức thông báo sẽ phân bổ số tiền tương đương 73,41 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng trong năm 2024. Đây là con số kỷ lục đối với Berlin kể từ năm 1992, tương đương 2,01% GDP.

Xe tăng Leopard 2 tại trung tâm huấn luyện ở Augustdorf, Đức, ngày 1/2/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Xe tăng Leopard 2 tại trung tâm huấn luyện ở Augustdorf, Đức, ngày 1/2/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Lần đầu tiên kể từ năm 1992, Đức sẽ đáp ứng đúng chỉ tiêu quốc phòng do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đặt ra là 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn tin của hãng DPA ngày 14/2, cho biết do chi tiêu quốc phòng tăng mạnh sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine 2 năm trước, Chính phủ Đức thông báo sẽ phân bổ số tiền tương đương 73,41 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng trong năm 2024.

Đây là con số kỷ lục đối với Đức kể từ năm 1992, tương đương 2,01% GDP.

Mặc dù Bộ Quốc phòng Đức chưa đưa ra con số chính xác ngay lập tức, nhưng đầu tuần này, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố các doanh nghiệp quốc phòng nước này có thể tin tưởng vào việc chính phủ tăng chi tiêu quân sự và sẽ đạt mục tiêu chi cho quốc phòng bằng 2% GDP mà NATO đã đặt ra.

Phát biểu trên được đưa ra sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến các đồng minh phẫn nộ khi cho rằng Washington có thể không bảo vệ các quốc gia thành viên NATO không chi tiêu đủ cho quốc phòng.

Thủ tướng Scholz cho rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Đức cũng như Liên minh châu Âu (EU) cần phải chuyển sang chế tạo vũ khí trên quy mô lớn vì cuộc chiến ở Ukraine đã chứng tỏ các nhà sản xuất của EU gặp khó khăn trong nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu về đạn dược.

Theo kế hoạch, các Bộ trưởng quốc phòng NATO sẽ nhóm họp tại Brussels (Bỉ) vào ngày 15/2 để thảo luận về việc tăng cường năng lực phòng thủ của châu Âu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.