Đức kêu gọi các nước hỗ trợ nhiều hơn cho các thể chế đa phương

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho hay các nước nên phân bổ thêm tiền tài trợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giúp các nước vượt qua những khó khăn tài chính ngắn hạn.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 15/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 15/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 28/5 đã kêu gọi lãnh đạo các nước cân nhắc việc hỗ trợ hơn nữa các thể chế đa phương như Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để nhanh chóng phục hồi sau cuộc khủng hoảng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến do Liên hợp quốc tổ chức với sự tham gia của các lãnh đạo thế giới, bà Merkel cũng cho hay các nước nên phân bổ thêm tiền tài trợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giúp các nước vượt qua những khó khăn tài chính ngắn hạn.

Bà Merkel nêu rõ: "Các biện pháp bổ sung của IMF cũng nên được xem xét khi nó trở nên cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt của các nước dễ bị tổn thương. Do đó, có thể hiểu được phải cân nhắc tới một sự phân bổ gia tăng các quyền rút tiền đặc biệt của IMF".

[Thủ tướng Đức kêu gọi thế giới đoàn kết trong cuộc chiến COVID-19]

Trước đó, trong bài phát biểu tại hội nghị thường niên trực tuyến đầu tiên của Đại Hội đồng Y tế Thế giới thuộc WHO hôm 18/5, Thủ tướng Merkel đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hành động vì theo bà, không một quốc gia nào trên thế giới có thể tự mình giải quyết được cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Bà Merkel cũng cho rằng để đối phó với đại dịch nguy hiểm này, các nước trên thế giới cần nỗ lực hợp tác nhiều hơn nữa để có thể đưa ra các cơ chế cảnh báo sớm và những biện pháp phòng ngừa tốt hơn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.