Đức: Quốc hội Liên bang tranh luận về luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc

Chuyên gia an ninh thuộc đảng SPD Wolfgang Hellmich cởi mở với ý tưởng đưa luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc trở lại; ông kêu gọi cần một lực lượng quân đội Đức trang bị chuyên nghiệp và năng động.
Đức: Quốc hội Liên bang tranh luận về luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc ảnh 1Binh sỹ Đức tại căn cứ quân sự ở Mazar-i-Sharif (Afghanistan), ngày 10/5/2013. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Quốc hội Liên bang Đức đang thảo luận về khả năng tái áp đặt nghĩa vụ quân sự bắt buộc với thanh niên ở Đức.

Các thành viên đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong liên minh cầm quyền tỏ ra ủng hộ quan điểm về luật nghĩa vụ quân sự. Chuyên gia an ninh thuộc đảng SPD Wolfgang Hellmich cởi mở với ý tưởng đưa luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc trở lại.

Ông nói: “Chúng ta cần thảo luận về luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc nói chung này. Bởi để thực thi được luật này, chúng tôi cần sự đồng thuận của xã hội.” Ông Hellmich cũng kêu gọi cần một lực lượng quân đội Đức được trang bị chuyên nghiệp và năng động.

[Đức chi “mạnh tay” để hiện đại hoá các lực lượng vũ trang]

Người phát ngôn tại quốc hội về chính sách an ninh của đảng Xanh, đối tác lớn thứ hai trong liên minh cầm quyền, bà Sara Nanni cũng nhất trí với quan điểm của ông Hellmich khi tuyên bố: “Muốn đầu tư vào quân đội đương nhiên trước hết phải đầu tư vào nhân sự. Đó là xương sống trong chính sách quốc phòng của Đức.”

Quan điểm về luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc cũng nhận được sự ủng hộ của các thành viên Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đối lập, trong đó có cả Chủ tịch CDU Carsten Linnemann.

Ông Carsten Linnemann cho biết từ nhiều năm qua ông đã vận động đưa ra luật nghĩa vụ xã hội bắt buộc một năm đối với cả nam và nữ thanh niên sau khi hoàn thành bậc phổ thông.

Nghĩa vụ như vậy không chỉ giới hạn trong lực lượng quân đội mà còn tính đến các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và xã hội. Mặc dù vậy, ý tưởng này vẫn cần phải thảo luận thêm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.