Đức thúc đẩy việc xây dựng cảng tiếp nhận LNG thay thế khí đốt Nga

Đức có thể sử dụng các đoạn đường ống không hoạt động thuộc tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 của Gazprom để kết nối cảng nhập khẩu LNG ngoài khơi với mạng lưới trên bờ.
Đức thúc đẩy việc xây dựng cảng tiếp nhận LNG thay thế khí đốt Nga ảnh 1Một trạm bơm khí hóa lỏng cho phương tiện ở Dortmund, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Báo Handeslblatt đưa tin Chính phủ Đức có kế hoạch ban hành một quy định mới, cho phép nước này thu giữ tài sản phục vụ việc kết nối các cảng tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ở ngoài khơi vào mạng lưới tiếp nhận.

Với quy định này, Đức có thể sử dụng các đoạn đường ống không hoạt động thuộc tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom để kết nối cảng nhập khẩu LNG ngoài khơi với mạng lưới trên bờ.

Dự luật này dự kiến được chính phủ thông qua ngày 2/11, trong đó cũng cho phép sử dụng những tài sản có thể dịch chuyển (động sản) "khi cần thiết" để xây dựng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên hoặc cơ sở hạ tầng kết nối.

[Các nước châu Âu chạy đua để vượt qua mùa Đông băng giá]

Trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine vào đầu năm nay, mỗi năm Đức tiếp nhận khoảng 55 tỷ m3 khí đốt từ đường ống Dòng chảy phương Bắc 1. Trong khi đó, đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 đã hoàn thành vào tháng 9/2021 nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động.

Đức đang tìm cách chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga, sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát. Đức hy vọng dự án xây dựng 4 cảng LNG, trong đó có cảng Lubmin trên bờ biển Baltic, sẽ giúp nước này hiện thực hóa mục tiêu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.