Đức và các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga

Truyền thông Đức dẫn dữ liệu của Viện Kinh tế Thế giới (IfW) ngày 11/12 cho biết Đức và các nước châu Âu khác, bất chấp tuyên bố từ chối khí đốt của Nga, vẫn tiếp tục tích cực mua LNG của Nga.
Đức và các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga ảnh 1Một trạm bơm khí hóa lỏng cho phương tiện ở Dortmund, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Truyền thông Đức dẫn dữ liệu của Viện Kinh tế Thế giới (IfW) ngày 11/12 cho biết Đức và các nước châu Âu khác, bất chấp tuyên bố từ chối khí đốt của Nga, vẫn tiếp tục tích cực mua khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga. Lượng LNG mà các nước châu Âu mua của Nga thậm chí còn tăng so với năm 2021.

Hãng tin ZDF đưa tin, Chính phủ Đức đã chính thức tuyên bố ý định loại bỏ khí đốt Nga, nhưng LNG của Nga vẫn tiếp tục thâm nhập thị trường Đức.

Theo Phó chủ tịch IfW Stefan Koots, LNG của Nga đến Bỉ, sau đó được vận chuyển đến Đức. Khối lượng khí đốt này không quá lớn, vào khoảng 5 tỷ m3 mỗi năm, chiếm gần 5% tổng nhu cầu khí đốt của Đức.

[Đức chuẩn bị vận hành cảng nổi đầu tiên tiếp nhận khí đốt hoá lỏng]

Tổng nguồn cung LNG của Nga sang châu Âu đã đạt mức kỷ lục. So với năm 2021, EU và Anh đã mua thêm 20% lượng LNG từ Nga, tăng lên mức 13% tổng lượng tiêu thụ của châu Âu. Những nước mua chính là Pháp, Bỉ và Hà Lan.

Nghiên cứu của IfW cũng chỉ ra, Đức cần tiết kiệm tới 20% khí đốt để có thể tránh được tình trạng thiếu khí đốt trong mùa Đông. Trước đó, tin tức cho thấy biến động giá khí đốt cũng như nguồn cung giảm sẽ khiến nền kinh tế Đức thiệt hại 100 tỷ euro (105 tỷ USD) trong năm 2022./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.