Dùng phân NPK nhả chậm và giữ ẩm cho cây trồng

Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng đã tiến hành sản xuất và thử nghiệm phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm cho các cây trồng ở Tây Nguyên.

Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành sản xuất và thử nghiệm phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm cho các cây trồng ở Tây Nguyên.

Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các loại phân này kết hợp với chất giữ ẩm so với các loại phân thông thường mà người dân các tỉnh Tây Nguyên đang sử dụng khi canh tác cây công nghiệp. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường; đem lại nhận thức mới cho người nông dân trong canh tác các loại cây công nghiệp.

Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên cây càphê tại xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và cây chè tại xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sử dụng bón phân NPK nhả chậm kết hợp với chất giữ ẩm. Kết quả thử nghiệm trên cây chè 8 năm tuổi cho thấy, khi bón cùng lượng phân với lô chè đối chứng, năng suất chè tăng 3,2% khi sử dụng 70% lượng phân so với bình thường và tăng năng suất 8,1% khi cùng sử dụng lượng phân so với lô đối chứng.

Đối với cây càphê chè Arabica 3 năm tuổi, theo cách chăm bón của nông dân cho năng suất 7,5 tấn nhân/ha, nhưng khi sử dụng phân nhả chậm với lượng phân NPK bằng 70% lượng phân người dân thường sử dụng, cây càphê chè cho năng suất 10,2 tấn nhân/ha.

Từ kết quả nghiên cứu và thực tế áp dụng đối với các loại cây công nghiệp, các nhà khoa học cho biết, khi sử dụng phân nhả chậm, người nông dân sẽ giảm được một lượng lớn chi phí về nhân công, kho bãi và phương tiện vận chuyển. Hơn nữa, việc sử dụng phân nhả chậm có độ thân thiện với môi trường cao hơn nhiều lần so với các loại phân thông thường.

Theo nhiều công trình khoa học gần đây, người nông dân sử dụng lượng phân bón được các loại cây trồng hấp thụ rất thấp: phân đạm chỉ được hấp thụ 30%, phân lân và kali hấp thụ khoảng 40%. Số còn lại bị thất thoát do quá trình rửa trôi hoặc phân hủy. Từ trước tới nay, phần lớn hộ nông dân bón phân cho các loại cây công nghiệp chủ yếu theo kinh nghiệm, ít biết được về khoa học kỹ thuật tiến bộ, vì vậy một số cây công nghiệp bị hạn chế về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Kết quả nghiên cứu về chăm bón cây trồng, các nhà khoa học cho thấy tiềm năng ứng dụng thực tế của phân NPK nhả chậm cho nhiều đối tượng cây trồng là rất cao. Hiện nay, các loại phân hóa học có giá ngày càng cao và yêu cầu bảo vệ môi trường trong canh tác ngày càng lớn, nên việc sử dụng loại phân NPK nhả chậm có hiệu quả, là nhu cầu cần thiết./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.