Em bé đầu tiên ra đời từ bà mẹ cấy ghép tử cung của người đã tử vong

Ca phẫu thuật cấy ghép đã được thực hiện vào năm 2016 tại Brazil và em bé đầu tiên được sinh ra nhờ phương pháp này là một bé gái cất tiếng khóc chào đời vào tháng 9 cùng năm, tại Sao Paolo.
Em bé đầu tiên ra đời từ bà mẹ cấy ghép tử cung của người đã tử vong ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Y học thế giới tiếp tục ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực cấy ghép tử cung, giúp phụ nữ có khiếm khuyết về cơ quan sinh sản, có được cơ hội làm mẹ.

Tạp chí Y học Lancet của Pháp ngày 4/12 đã công bố thông tin về ca phẫu thuật thành công đầu tiên trên thế giới cấy ghép tử cung từ người hiến tặng đã qua đời.

Ca phẫu thuật cấy ghép đã được thực hiện vào năm 2016 tại Brazil và em bé đầu tiên được sinh ra nhờ phương pháp này là một bé gái cất tiếng khóc chào đời vào tháng 9 cùng năm, tại Sao Paolo.

Mẹ của bé gái này là một phụ nữ có cơ thể bẩm sinh không có tử cung do một hội chứng hiếm gặp. Ở tuổi 32, 4 tháng trước khi thực hiện ca phẫu thật cấy ghép tử cung từ người hiến tặng là một phụ nữ 45 tuổi qua đời sau cơn đột quỵ, mẹ của bé gái đã được lấy trứng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và kết quả có 8 phôi được bảo quản đông lạnh.

Cuộc phẫu thật cấy ghép tử cung đã được hoàn tất sau hơn 10 giờ đồng hồ.

[Mỹ chào đón em bé đầu tiên sinh ra từ bà mẹ được ghép tử cung]

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp các vấn đề về tử cung như dị tật bẩm sinh, cắt bỏ hoặc viêm nhiễm dẫn đến vô sinh là 1/500.

Do đó, phương pháp cấy ghép tử cung từ hiến tặng đã chết được xem là thành công vượt bậc trong lĩnh vực y học, giúp nhiều phụ nữ có khiếm khuyết về cơ quan sinh sản trên toàn thế giới có cơ hội làm mẹ nhờ phương pháp này, cùng với đó giảm gánh nặng trong việc tìm kiếm người hiến tặng tử cung.

Sinh sản bằng phương pháp cấy ghép tử cung từ người sống lần đầu tiên được được biết đến tại Thụy Điển vào năm 2013.

Đến nay, đã có 10 ca sinh được thực hiện theo phương pháp này tại Mỹ, Séc, Thổ Nhĩ Kỳ... Hạn chế của phương pháp này là nguồn hiến tặng tử cung hạn chế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.