EU đồng ý mở các cuộc đàm phán kết nạp Albania và Bắc Macedonia

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/3 nhất trí khởi động các cuộc đàm phán kết nạp Albania và Bắc Macedonia sau nhiều tháng trì hoãn do lo ngại tại Paris và nhiều nơi khác.
EU đồng ý mở các cuộc đàm phán kết nạp Albania và Bắc Macedonia ảnh 1Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Ảnh: EXIT AL)

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/3 nhất trí khởi động các cuộc đàm phán kết nạp Albania và Bắc Macedonia sau nhiều tháng trì hoãn do lo ngại tại Paris và nhiều nơi khác.

Sự nhất trí của các đại sứ từ 27 quốc gia EU đánh dấu chấm dứt giai đoạn chờ đợi kéo dài của hai quốc gia này, vốn làm dấy lên những câu hỏi về cam kết của EU với các nước vùng Tây Balkan.

Quyết định trên sẽ được các Ngoại trưởng EU ủng hộ tại cuộc họp trực tuyến về dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, sau đó sẽ được chính thức thông qua vào cuối tuần này.

[EU không đồng thuận về đàm phán kết nạp Albania, Bắc Macedonia]

Trước đó, Bắc Macedonia và Albania đã vấp phải sự phản đối của một số nước do Pháp đứng đầu đối với việc mở đàm kết nạp hai nước này vào tháng 10/2019, sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị siết chặt các quy định gia nhập. Nhưng ông Macron đã thay đổi quan điểm hồi tháng trước khi nói rằng các thay đổi đối với tiến trình gia nhập EU mà Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra là đầy đủ, đồng nghĩ với việc "bật đèn xanh" cho hai nước trên bước vào các cuộc đàm phán quan trọng với khối.

Tuy nhiên, Albania vẫn đang phải đối mặt với thách thức vì EU muốn nước này phải tiến hành các cải cách trong vấn đề bầu cử, hoạt động tài trợ cho các chính đảng, cũng như sự vận hành của các tòa án cấp cao. Theo dự thảo thỏa thuận, các cải cách này phải được thực hiện trước một hội nghị liên chính phủ thông báo chính thức khởi động tiến trình kết nạp này./. 

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.