EU sẽ thảo luận về giá năng lượng tăng tại hội nghị thượng đỉnh

Giá năng lượng tăng vọt trên khắp châu Âu, phần lớn là do giá khí đốt bán buôn tăng gấp ba lần. Điều này làm trầm trọng thêm nỗi lo lạm phát cao khi nền kinh tế EU phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
EU sẽ thảo luận về giá năng lượng tăng tại hội nghị thượng đỉnh ảnh 1Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Liên minh châu Âu (EU), Văn phòng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 30/9 thông báo các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU sẽ nhóm họp Hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 21-22/10 tại Brussels để thảo luận về giá năng lượng tăng cao và cách giảm thiểu tác động của chúng đối với người tiêu dùng châu Âu.

Người phát ngôn của Chủ tịch Charles Michel là ông Barend Leyts cho biết khi tác động ngắn hạn của giá nhiên liệu tăng ảnh hưởng tới các hộ gia đình và doanh nghiệp EU thì các nhà lãnh đạo của khối cần thảo luận về cách mà liên minh có thể hỗ trợ họ.

Giá năng lượng tăng vọt trên khắp châu Âu, phần lớn là do giá khí đốt bán buôn tăng gấp ba lần. Điều này làm trầm trọng thêm nỗi lo lạm phát cao khi nền kinh tế EU phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.

Giá năng lượng tăng cao cũng đe dọa làm suy yếu nỗ lực của EU hướng tới một tương lai carbon thấp, liên quan đến sự chuyển đổi sâu sắc của nhiều lĩnh vực khiến cho người dân châu Âu phải chi phí nhiều hơn. 

Vấn đề này đã từng được các đặc phái viên và đại diện của EU hướng đến khi họ cho là "quan trọng" và Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã vào cuộc.

[Quan hệ Hungary-Ukraine căng thẳng liên quan đến thỏa thuận khí đốt]

Một số nghị sĩ châu Âu cáo buộc Nga, quốc gia cung cấp một phần lớn lượng khí đốt cho EU, đã thao túng giá trong nỗ lực yêu cầu Đức kích hoạt đường ống dẫn khí đốt Nord Stream chạy qua các quốc gia Baltic và chạy xung quanh Ukraine.

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga phủ nhận điều này, nhưng các bồn chứa khí đốt của họ dành cho châu Âu gần như trống rỗng.

EU đang xem xét các biện pháp ngắn hạn như giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt về năng lượng, nhằm bảo vệ các kế hoạch trung và dài hạn của mình đối với nhiều nguồn năng lượng để đảm bảo tái tạo và hiệu quả hơn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.