EU, Mỹ nỗ lực giải quyết bất đồng về trợ cấp các nhà sản xuất máy bay

EU và Mỹ nỗ lực giải quyết bất đồng về trợ cấp cho Airbus, Boeing

Hồi tháng Ba vừa qua, EU và Mỹ đã nhất trí tạm ngừng áp thuế trả đũa trong vòng 4 tháng, liên quan đến tranh cãi về vấn đề trợ cấp cho hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing.
EU và Mỹ nỗ lực giải quyết bất đồng về trợ cấp cho Airbus, Boeing ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tích cực làm việc để giải quyết bất đồng liên quan tới trợ cấp cho các nhà sản xuất máy bay Airbus và Boeing vào tháng Bảy tới.

Phát biểu hôm 20/5 sau cuộc họp của các bộ trưởng thương mại EU, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Valdis Dombrovskis, cho biết ông đã có các cuộc thảo luận sâu rộng về chủ đề này với Đại diện Thương mại Mỹ, Katherine Tai, vào tuần trước. Công việc đang tiến triển nhưng vẫn cần nỗ lực từ cả hai phía.

Hồi tháng Ba vừa qua, EU và Mỹ đã nhất trí tạm ngừng áp thuế trả đũa trong vòng 4 tháng, liên quan đến tranh cãi về vấn đề trợ cấp cho hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing, một tranh chấp pháp lý kéo dài 16 năm tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

[Liên minh châu Âu và Mỹ đối thoại hạ nhiệt tranh chấp thương mại]

Với việc đình chỉ kéo dài đến ngày 10/7, thuế quan sẽ được áp dụng trở lại vào ngày 11/7 nếu hai bên không có giải pháp.

Kể từ năm 2018, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp các mức thuế tương ứng là 25% và 10% đối với thép và nhôm nhập khẩu của châu Âu, với lý do an ninh quốc gia.

Trong một hành động thiện chí, EU đã hủy bỏ kế hoạch tăng thuế dự kiến vào ngày 1/6 đối với một loạt các hàng hóa của Mỹ, nhằm trả đũa các khoản phụ thu của Mỹ.

Với việc đình chỉ các biện pháp đáp trả tạm thời, EU nhấn mạnh cam kết tăng cường đàm phán giữa hai bên nhằm giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung nhôm và thép trên phạm vi toàn cầu.

Ông Dombrovskis nói EU hy vọng sẽ giải quyết các bất đồng này trước cuối năm nay./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.