Eurogroup: Quyết định tài chính với Cyprus, Hy Lạp, Ireland

Ngày 9/12, nhóm Bộ trưởng Tài chính Khu vực Sử dụng đồng euro (Eurogroup) đã ra quyết định về tài chính với Cyprus, Ireland và Hy Lạp.

Ngày 9/12, tại thủ đô Brussels của Bỉ, nhóm Bộ trưởng Tài chính Khu vực Sử dụng đồng euro (Eurozone), còn gọi là Eurogroup, đã phê chuẩn gói cứu trợ thứ ba trị giá 100 triệu euro cho Cyprus.

Số tiền trên sẽ được chuyển cho Cyprus vào cuối tháng này sau khi có quyết định của Hội đồng quản lý Cơ chế Bình ổn của châu Âu.

Lý do thuyết phục chính để Europroup đi đến quyết định trên là chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn nhà nước của Chính phủ Cyprus.

Theo đánh giá của bộ ba chủ nợ Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chương trình cổ phần hóa sẽ phải đem lại cho đất nước 1,4 tỷ euro trong giai đoạn 2016-2018.

Khoản chuyển 100 triệu euro trên nằm trong gói cứu trợ 10 tỷ euro mà bộ ba chủ nợ đồng ý chi cho Síp với điều kiện chính phủ phải thực hiện một chương trình tiết kiệm cứng rắn và cải cách cơ cấu, trước hết là trong lĩnh vực ngân hàng. Cho đến nay Síp đã nhận được 4,7 tỷ euro sau hai lần được đánh giá tích cực về kết quả thực hiện chương trình thắt lưng buộc bụng nói trên.

Ngoài ra, tới đây Síp cũng sẽ chờ đợi IMF ra quyết định về khoản góp 86 triệu euro vào chương trình bình ổn cho đất nước.

Cùng ngày, Eurogroup đã hoãn quyết định về tiếp tục chương trình tài trợ cho Hy Lạp đến năm sau.

Theo Chủ tịch Eurogroup Ierun Deisselblum cho biết sau khi kết thúc cuộc họp của nhóm, Eurogroup hoãn quyết định để chờ kết quả báo cáo đánh giá lần thứ ba của bộ ba chủ nợ. Eurogroup có thông tin về tình hình chính trị phức tạp, tỷ lệ thất nghiệp cao cũng như căng thẳng xã hội tại Hy Lạp, tuy nhiên ghi nhận những tiến bộ đạt được và hy vọng Chính phủ Hy Lạp sẽ tiếp tục các nỗ lực để tập trung nguồn lực ngân sách.

Trong một động thái liên quan, ngày 9/12, Đại diện về chính sách tiền tệ và tài chính của Eurogroup Olli Rehn chính thức tuyên bố kết thúc chương trình chống khủng hoảng đối với Ireland.

Ireland đạt được kết quả đáng mừng trên nhờ đã ổn định được tình hình khu vực ngân hàng, giảm tỷ lệ thất nghiệp và bắt đầu tăng trưởng kinh tế. Sau khi ngừng chương trình chống khủng hoảng, đất nước sẽ quay trở lại chính sách tài chính bình thường./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.