FAO đẩy mạnh hợp tác với Indonesia về nông nghiệp, hàng hải

Đại diện mới của FAO tại Indonesia khẳng định FAO sẽ tiếp tục hợp tác với Indonesia và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực nông nghiệp.
FAO đẩy mạnh hợp tác với Indonesia về nông nghiệp, hàng hải ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Đại diện mới của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Indonesia, ông Markus Smulders vừa có cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia AM Fachir để trình thư ủy nhiệm và chính thức trở thành người đại diện của tổ chức này tại Indonesia.
Ông Markus Smulders là công dân người Canada đã làm việc cho FAO trong 27 năm và được biết đến là một trong những chuyên gia an ninh lương thực từng tham gia một số chương trình hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực của FAO trong lĩnh vực an ninh lương thực ở một số nước thuộc khu vực châu Phi, Đông Nam Á, và Caribe.
Ông Smulders đã nhiều lần đến Indonesia và tham dự một số cuộc họp về an ninh lương thực ở Bali cũng như tham gia vào các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của FAO ở tỉnh Đông Nusa Tenggara.
Ông Smulders cho rằng tiềm năng hợp tác nông nghiệp giữa Indonesia và FAO là rất lớn, nhất là trong lĩnh vực phát triển nền kinh tế xanh, sản xuất lúa ​​gạo cũng như hợp tác trong khuôn khổ Nam - Nam… Bên cạnh đó hai bên còn có thể hợp tác trong lĩnh vực hàng hải.
Ông khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với Indonesia và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời hy vọng quan hệ hợp tác giữa Indonesia với FAO sẽ ngày càng thiết thực và hiệu quả.
Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia AM Fachir bày tỏ tin tưởng đại diện mới của FAO sẽ góp phần tích cực trong việc tăng cường hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực an ninh lương thực và cả hợp tác hàng hải.
Bộ Ngoại giao Indonesia luôn sẵn sàng hỗ trợ đầy đủ các hoạt động của FAO tại Indonesia. Thứ trưởng khẳng định, sự hiện diện của FAO ở Indonesia là rất quan trọng vào thời điểm này, khi Chính phủ Indonesia đang thực hiện các chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy ngoại giao kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội và tiến tới tự túc lương thực.
Theo Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia 2015-2019, Indonesia đang tập trung quy hoạch phát triển ngành công nghiệp với mục tiêu trong năm năm tới đưa quốc đảo trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và có khả năng cạnh tranh cao.
Theo đó, Indonesia có kế hoạch phát triển 14 khu công nghiệp bên ngoài Java và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại 22 trung tâm.
Bộ trưởng Công nghiệp Saleh Husin cho biết, Indonesia thúc đẩy công nghiệp quy mô lớn thông qua 9.000 đơn vị kinh doanh và 20.000 đơn vị của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ từ các chương trình khai thác sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, đưa một số sản phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm công nghiệp chế biến; thực hiện công nghiệp hóa vốn; phát triển SME gắn với các thương hiệu,...
Bộ Công nghiệp cũng đang có kế hoạch thực hiện 10 chương trình, trong đó ưu tiên phát triển các khu công nghiệp; tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trong nước; nâng cao giáo dục và kỹ năng sản xuất, kinh doanh, áp dụng chính sách giảm nhập khẩu; tăng cường cơ cấu của ngành công nghiệp thông qua các mối liên kết giữa các ngành,…
Theo Bộ trưởng Công nghiệp Saleh Husin, các mục tiêu cụ thể đến năm 2019 của Indonesia là tăng 8,4% các ngành sản xuất phi dầu mỏ, đóng góp hơn 24% vào GDP quốc gia, tăng 69% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp; giảm 30% tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu và hàng hóa./.
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.