FAO: Lần đầu tiên trong 9 tháng, giá lúa mỳ thế giới tăng

FAO cho biết giá lúa mỳ trong tháng 7/2023 tăng 1,6%, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 10/2022 và giá gạo cũng tăng 2,8%, lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.
FAO: Lần đầu tiên trong 9 tháng, giá lúa mỳ thế giới tăng ảnh 1Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng gần Kivshovata, vùng Kiev, Ukraine ngày 18/7/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ngày 4/8 công bố báo cáo cho thấy giá lúa mỳ thế giới trong tháng 7/2023 đã tăng lần đầu tiên trong 9 tháng và giá dầu thực vật cũng tăng mạnh.

FAO cho biết giá lúa mỳ trong tháng 7/2023 tăng 1,6%, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 10/2022 và giá gạo cũng tăng 2,8%, lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.

Tuy nhiên, chỉ số phụ của FAO về ngũ cốc giảm nhẹ 0,5% trong tháng 7/2023, mặc dù báo giá lúa mỳ và gạo tăng. Chỉ số phụ về ngũ cốc là thành phần lớn nhất trong Chỉ số giá lương thực chung của FAO - tăng 1,3% trong tháng 7/2023 so với tháng trước đó.

[Xuất khẩu nông sản của Nga trước triển vọng sáng sủa trong niên vụ mới]

Chỉ số này đã tăng hai lần trong 16 tháng qua kể từ khi đạt mức cao kỷ lục hồi tháng 3/2022. Chỉ số phụ về dầu thực vật đóng góp mức tăng nhiều nhất là 12,1% sau bảy tháng giảm.

Trong khi đó, giá đường giảm 3,9% trong tháng 7/2023.

Các chỉ số phụ khác ít biến động hơn, với giá thịt giảm 0,3%, trong khi giá sữa giảm tháng thứ bảy liên tiếp, giảm 0,4%.

Chỉ số giá lương thực của FAO dựa trên giá 23 loại hàng hóa lương thực trên toàn thế giới, bao gồm giá của 73 sản phẩm khác nhau. Chỉ số tiếp theo của FAO dự kiến sẽ được công bố vào ngày 8/9./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.