FDA cho phép tiếp tục thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19 của AstraZeneca

Cơ quan Quản lý Thưc phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết không tìm thấy bằng chứng cho thấy vắcxin của hãng AstraZeneca gây ra bệnh cho 2 người đã tham gia thử nghiệm vắcxin.
FDA cho phép tiếp tục thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19 của AstraZeneca ảnh 1Nhà khoa học nghiên cứu vắcxin phòng COVID-19, do Tập đoàn dược AstraZeneca và trường Đại học Oxford của Anh phát triển, tại phòng thí nghiệm ở Garin, Buenos Aires, Argentina ngày 14/8/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cơ quan Quản lý Thưc phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA) quản lý y tế của nước này ngày 23/10 quyết định cho phép tiếp tục thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca hợp tác với Đại học Oxford phát triển.

Phóng viên TTXVN tại New York dẫn nguồn tin riêng của báo Wall Street Journal cho biết FDA đã hoàn thành việc điều tra của họ liên quan tới 2 trường hợp tình nguyện viên nghi bị phản ứng phụ với vắcxin thử nghiệm và không tìm thấy bằng chứng cho thấy vắcxin của hãng AstraZeneca gây ra bệnh cho 2 người đã tham gia thử nghiệm vắcxin.

Mặc dù vậy, cơ quan này không loại trừ khả năng vaccine có thể liên quan và dự định sẽ yêu cầu các nhà khoa học tiếp tục cung cấp thông tin về 2 trường hợp này.

[Ca tử vong đầu tiên trong quá trình thử nghiệm vắcxin COVID-19]

Trong thông cáo phát ra cùng ngày, Giám đốc điều hành hãng AstraZeneca, ông Pascal Soriot, cho biết quyết định của FDA đã giúp công ty tiếp tục nghiên cứu, phát triển vắcxin của mình nhằm sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Vắcxin ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca là một trong những vaccine có nhiều triển vọng nhất đang được thử nghiệm hiện nay.

Nếu kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy an toàn thì đây có thể là vắcxin COVID-19 đầu tiên được tung ra thị trường cho sử dụng rộng rãi vào cuối năm nay.

Tháng trước, AstraZeneca phải tạm ngừng thử ngiệm vắcxin này trên khắp thế giới, kể cả ở Mỹ, sau khi một nữ tình nguyện viên người Anh đã phát bệnh khó hiểu liên quan đến thần kinh sau khi tiêm.

Vụ việc xảy ra sau khi vắcxin trước đó đã bị tạm ngừng thử nghiệm hồi tháng Bảy vì một người tham gia tiêm thử nghiệm cũng phát bệnh liên quan thần kinh.

Tuy nhiên sau đó AstraZeneca đã chứng minh được vắcxin của họ không liên quan tới bệnh của người tham gia nghiên cứu và được cấp phép tiếp tục thử nghiệm lâm sàng.

Việc thử nghiệm vắcxin AstraZeneca sau đó đã được tiếp tục ở các nước bởi cơ quan quản lý y tế của nhiều nước nhận định việc thử nghiệm là an toàn, trừ Mỹ, do FDA vẫn tiếp tục điều tra 2 trường hợp tình nguyện viên phát bệnh nói trên.

Kể từ khi việc thử nghiệm vắcxin Astra Zeneca và Đại học Oxford bị tạm ngừng, các thử nghiệm vắcxin COVID-19 khác của hãng Johnson & Johnson và sản phẩm kết hợp kháng thể của công ty Eli Lilly & Co và thuốc chống virus remdesivir của hãng Gilead Sciences Inc cũng bị tạm dừng.

AstraZeneca là một trong những hãng dược tuyên bố sẽ không cố xin cấp phép để đưa vắcxin ra thị trường sử dụng rộng rãi cho đến khi nào việc thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy vaccine hoàn toàn an toàn.

Vắcxin của AstraZeneca và Đại học Oxford đã được thử nghiệm thành công ở giai đoạn 1 và 2. Trong giai đoạn 3, vắcxin này được thử nghiệm trên khoảng 30.000 người tại Mỹ, Anh, Brazil và Nam Phi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.