FDI vào khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 65,5 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, đến hết quý 1 đã có 5.411 dự án FDI được cấp phép vào khu vực đồng bằng sông Hồng, với tổng vốn đăng ký là 65,5 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn đăng ký của cả nước.
FDI vào khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 65,5 tỷ USD ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết quý 1 đã có 5.411 dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) được cấp phép vào khu vực Đồng bằng sông Hồng (gồm 11 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) với tổng vốn đăng ký là 65,5 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn đăng ký của cả nước.

Theo đó, Hà Nội đã đứng thứ đầu cả khu vực về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với 3.116 dự án, vốn đăng ký đạt 25,5 tỷ USD (chiếm 58% tổng số dự án và 39% tổng vốn đầu tư của cả khu vực).

Với sự năng động và tính cạnh tranh cao, Hải Phòng vươn lên đứng thứ hai về thu hút vốn FDI, có 465 dự án đăng ký với 11,3 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 9% tổng số dự án và 17% tổng vốn cả khu vực).

Bên cạnh đó, Bắc Ninh đứng thứ ba, với 584 dự án, vốn đầu tư đạt 7,7 tỷ USD (chiếm 11% tổng số dự án và 12% tổng vốn của khu vực).

Số liệu thống kê cho thấy, lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến chế đã tạo thu hút được nhiều dự án đăng ký nhất và  đạt  2.559 dự án, tổng vốn đầu tư  33,5 tỷ USD (chiếm 47% tổng số dự án và 51% tổng vốn đầu tư của toàn vùng).

Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu quay lại với lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 133 dự án và đứng vị trí thứ hai, vốn đăng ký 10,7 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư của toàn vùng).

Hiện, Hàn Quốc vẫn đứng đầu trong số quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại khu vực đồng bằng sông Hồng, với 1.660 dự án và vốn đầu tư 13,2 tỷ USD (chiếm 30% tổng số dự án và 20% tổng vốn đầu tư của toàn vùng). Nhật Bản theo sát với 1.060 dự án, vốn đầu tư 13,1 tỷ USD, Singapore đứng thứ ba với 308 dự án, tổng vốn đầu tư 9,1 tỷ USD./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.