Fed: Bất ổn thương mại là 'cú sốc' đối với niềm tin kinh doanh

Chủ tịch Fed cho biết những chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đã gây ra một “cú sốc” đối với niềm tin kinh doanh và "góp phần" làm tăng khả năng Fed cắt giảm lãi suất.
Fed: Bất ổn thương mại là 'cú sốc' đối với niềm tin kinh doanh ảnh 1Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. (Nguồn: AP)

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell mới đây cho biết những chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đã gây ra một “cú sốc” đối với niềm tin kinh doanh và "góp phần" làm tăng khả năng Fed cắt giảm lãi suất.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện ngày 11/7, ông Powell cho biết dù niềm tin kinh doanh đã phục hồi phần nào trong vài tuần gần đây, nhưng các doanh nghiệp trêp khắp nước Mỹ vẫn đang bày tỏ với Fed những quan ngại về giá nguyên liệu và khả năng tiếp cận với các nguồn cung.

Chủ tịch Fed cho biết kết quả khảo sát về niềm tin kinh doanh đã diễn biến theo chiều hướng “khá tiêu cực” trong tháng Năm, khi các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đổ vỡ trước những lời buộc tội lẫn nhau gay gắt. Đây dường như là một “cú sốc” đối với niềm tin kinh doanh.

Lo ngại đó của các nhà sản xuất, đặc biệt là mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu của họ, đã khiến Fed phát đi tín hiệu tại cuộc họp chính sách gần đây nhất rằng ngân hàng này đang xem xét việc thay đổi lãi suất.

[Tổng thống D.Trump cáo buộc Trung Quốc chưa mua hàng nông sản Mỹ]

Fed hồi tháng trước đã mở ra khả năng cắt giảm lãi suất, và giới chuyên gia và các nhà đầu tư tin rằng điều này sẽ diễn ra vào cuối tháng Bảy này.

Ông Powell khẳng định rằng Fed đang xem xét việc điều chỉnh lập trường của mình để giúp cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

Trước đó, tại buổi điều trần trước Hạ viện Mỹ ngày 10/7, Chủ tịch Fed cũng cho biết sự bất ổn liên quan đến những căng thẳng thương mại và tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục đè nặng lên triển vọng của kinh tế Mỹ, qua đó để ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng này.

Cùng lúc đó, lạm phát tiếp tục ở dưới mức mục tiêu 2%, và ông Powell cho biết tình trạng lạm phát thấp có nguy cơ kéo dài hơn dự tính của Fed.

Trước những chính sách thương mại có phần cứng rắn của Tổng thống Trump, nhất là với Trung Quốc, ông Powell cho biết giới doanh nghiệp và nông dân nước này đã bày tỏ quan ngại ngày càng gia tăng về nền kinh tế.

Trong khi đó, tình hình tăng trưởng đáng thất vọng ở Trung Quốc và châu Âu đã làm gia tăng lo ngại rằng kinh tế toàn cầu suy yếu có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của Mỹ, từ đó kìm hãm hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và làm xói mòn niềm tin.

Dù vậy, Fed vẫn tin rằng kinh tế Mỹ sẽ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ nhờ thị trường lao động "khỏe mạnh," nhưng ông Powell cho rằng nhiều mối quan ngại trong nước khác cần được giải quyết, như nợ công cao và vẫn không ngừng gia tăng.

Bên cạnh đó, đà tăng trường “ì ạch” của nhóm thu nhập thấp và trung bình cũng là những vấn đề đáng lo ngại./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.