G7 cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 muộn nhất vào năm 2050

Sau 2 ngày họp tại thành phố Sapporo (Nhật Bản), các bộ trưởng năng lượng và môi trường của G7 đã nhất trí những giải pháp để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C.
G7 cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 muộn nhất vào năm 2050 ảnh 1Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường của G7 tại Sapporo, Nhật Bản, ngày 15/4/2023. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Ngày 16/4, trong tuyên bố chung bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), các đại biểu tham dự đã nhất trí đẩy nhanh tiến trình loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và kêu gọi các quốc gia khác hành động tương tự.

Sau 2 ngày họp tại thành phố Sapporo (Nhật Bản), các bộ trưởng năng lượng và môi trường của G7 đã nhất trí những giải pháp để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C.

Theo đó, các bộ trưởng G7 cam kết sẽ đẩy nhanh việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo để đưa mức phát thải ròng về 0 muộn nhất là vào năm 2050.

Tuy nhiên, các bộ trưởng không đề ra thời hạn mới để loại bỏ các nguồn năng lượng gây ô nhiễm như than đá.

[EU chính thức thông qua lệnh cấm ôtô sử dụng động cơ đốt trong]

Tại Hội nghị Bộ trưởng Môi trường G7 năm ngoái, các đại biểu cam kết chấm dứt gần như hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện vào năm 2035.

Tại hội nghị năm nay, các bộ trưởng G7 cam kết đến năm 2040 chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa và giảm số lượng sản phẩm nhựa mới xuống 0.

Tuyên bố chung đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm lượng tiêu thụ khí đốt, song cho rằng đầu tư phù hợp vào khí đốt có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt trên thị trường.

Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher nhận định kết quả đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường G7 lần này là một "bước tiến lớn," là tiền đề cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) trong năm nay./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.