Giá dầu châu Á giảm hơn 1% phiên giao dịch 6/11 do ảnh hưởng của COVID

Vào lúc 14 giờ 49 phút ngày 6/11 giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn 52 xu Mỹ (hay 1,3%) xuống 38,27 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 48 xu Mỹ (1,2%) xuống 40,45 USD/thùng.
Giá dầu châu Á giảm hơn 1% phiên giao dịch 6/11 do ảnh hưởng của COVID ảnh 1Một cơ sở khai thác dầu tại Trainer, Pennsylvania, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong phiên giao dịch chiều 6/11, giá dầu châu Á giảm hơn 1% khi nhiều nước châu Âu áp đặt lệnh phong tỏa mới do số ca mắc COVID-19 tăng cao làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu năng lượng, giữa lúc các thị trường vẫn ở thế ngóng chờ kết quả cuộc kiểm phiếu bầu cử ở Mỹ.

Vào lúc 14 giờ 49 phút ngày 6/11 giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn 52 xu Mỹ (hay 1,3%) xuống 38,27 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 48 xu Mỹ (1,2%) xuống 40,45 USD/thùng.

Tuy nhiên, giá dầu Brent và dầu WTI đang có xu hướng tăng trong tuần này với mức tăng ước tính lần lượt là 7,8% và 6,9%.

[Chứng khoán thế giới tăng điểm - Giá dầu mỏ tăng, vàng đi xuống]

Nhà phân tích chiến lược Jeffrey Halley thuộc OANDA cho biết rằng dịch COVID-19 hoành hành tại châu Âu và Mỹ có thể gây ra ảnh hưởng nặng nề đến nhu cầu tiêu dùng dầu mỏ.

Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo nền kinh khu vực sẽ không quay trở lại bình thường trước năm 2023.

Trong khi đó, việc kiểm phiếu và xu hướng của cuộc bầu cử ở Mỹ cho thấy đảng Cộng hòa sẽ giữ quyền kiểm soát Thượng viện, trong khi đảng Dân chủ dự kiến sẽ chiếm quá bán trong Hạ viện, làm dấy lên hy vọng về một gói kích thích kinh tế lớn, một yếu tố cũng gây tác động bất lợi cho giá dầu.

Tuy nhiên, giá dầu mỏ trên thị trường nhận được hỗ trợ từ thông tin dự trữ dầu thô tuần qua của Mỹ (tính đến ngày 30/10) giảm, dù một phần là do việc sản xuất tạm ngừng khi một cơn bão nhiệt đới khác tác động tới khu vực Vịnh Mexico./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.