Giá dầu châu Á giao dịch gần mức cao nhất trong 5 tháng qua

Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc đã có lúc chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2018 là 71,34 USD/thùng, trước khi giảm nhẹ xuống 70,99 USD/thùng lúc 14 giờ (giờ Việt Nam).
Giàn khoan dầu LSP-1 của Tập đoàn LUKOIL, Nga tại giếng dầu Korchagin trên biển Caspi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giàn khoan dầu LSP-1 của Tập đoàn LUKOIL, Nga tại giếng dầu Korchagin trên biển Caspi. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong phiên ngày 9/4, giá dầu châu Á được giao dịch gần mức cao nhất trong 5 tháng qua, trong bối cảnh nguồn cung trên thị trường tiếp tục thắt chặt nhờ sự hỗ trợ từ nỗ lực cắt giảm nguồn cung của các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran và Venezuela, giữa lúc xung đột đang leo thang tại Libya.

Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc đã có lúc chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2018 là 71,34 USD/thùng, trước khi giảm nhẹ xuống 70,99 USD/thùng lúc 14 giờ (giờ Việt Nam).

Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng chạm mức cao của tháng 11/2018 là 64,77 USD/thùng, trước khi giảm xuống 64,42 USD/thùng.

Các thị trường dầu mỏ đã thắt chặt trong năm nay khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt lên hai nhà xuất khẩu dầu Iran và Venezuela, trong khi các nhà sản xuất trong OPEC cũng hạn chế nguồn cung để thúc đẩy giá “vàng đen.”

Giá dầu Brent Biển Bắc và WTI đã tăng lần lượt khoảng 40% và 30% kể từ đầu năm 2019 đến nay.

[Sức ép nguồn cung gia tăng đẩy giá dầu thế giới đi lên]

Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu đã xuất hiện hồi đầu năm nay; dự báo giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 72,50 USD/thùng vào quý 2 này, tăng so với mức dự báo 65 USD/thùng được đưa ra trước đó.

Theo Goldman Sachs, giá dầu sẽ giảm dần từ mùa Hè này do sản lượng khai thác của OPEC cũng như sản lượng dầu khí đá phiến của Mỹ gia tăng.”

Trong khi đó, Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch dự báo giá dầu Brent và WTI trung bình lần lượt ở mức 70 USD/thùng và 59 USD/thùng trong năm nay và 65 USD/thùng và 60 USD/thùng vào năm 2020.

Nga ngày 8/4 đã đánh tín hiệu rằng nước này muốn tăng sản lượng khi nhóm họp với OPEC vào tháng Sáu tới do nguồn dự trữ giảm.

Tại Mỹ, sản lượng dầu thô đã tăng hơn 2 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2018 lên mức cao kỷ lục 12,2 triệu thùng/ngày.

Giới chuyên gia dự báo con số này sẽ sớm vượt mức 13 triệu thùng/ngày./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.