Giá dầu châu Á quay đầu giảm trong phiên giao dịch chiều 23/11

Giá dầu Brent và WTI đảo ngược chiều tăng của phiên trước, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Biden đang chuẩn bị công bố mở kho dự trữ dầu mỏ chiến lược cùng với một số quốc gia khác.
Giá dầu châu Á quay đầu giảm trong phiên giao dịch chiều 23/11 ảnh 1Giá xăng dầu được niêm yết tại một trạm xăng ở Seoul (Hàn Quốc), ngày 4/7/2021. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 23/11, đảo ngược mức tăng của phiên trước do Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ đưa dự trữ dầu thô ra thị trường để kiềm chế đà tăng giá bất chấp mối đe dọa nhu cầu sụt giảm do các ca lây nhiễm COVID-19 bùng phát ở châu Âu.

Tại thị trường Melbourne giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 67 xu Mỹ (0,8%) xuống 79,03 USD/thùng vào lúc 14 giờ 21 phút (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 88 xu Mỹ (1,2%) xuống 75,87 USD/thùng.

Tổng thống Mỹ Biden đang chuẩn bị công bố mở kho dự trữ dầu mỏ chiến lược cùng với một số quốc gia khác, ngân hàng ANZ cho biết.

[Giá dầu châu Á chạm mức thấp nhất trong 7 tuần, giá vàng ổn định]

Giá dầu Brent và WTI đều tăng 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (22/11) dựa trên báo cáo Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+ có thể điều chỉnh kế hoạch tăng sản lượng dầu mỏ nếu các nước tiêu thụ lớn đẩy mạnh dầu thô từ kho dự trữ của họ hoặc nếu đại dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu.

Các nhà phân tích đang lo ngại làn sóng COVID-19 thứ tư ở châu Âu sẽ tác động đến nhu cầu dầu mỏ. Nhà phân tích Louise Dickson của trung tâm Rystad Energy cho biết: “Khi châu Âu, đặc biệt là Đông Âu, đang chật vật để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, thì nguy cơ xảy ra các biện pháp phong tỏa là rất lớn.”

Bà cho biết nhu cầu dầu mỏ trong tháng 11/2021 đối với nhiên liệu đường bộ và máy bay ở châu Âu dự kiến sẽ giảm xuống 7,8 triệu thùng/ngày so với mức 8,1 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2021./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.