Giá dầu châu Á tăng do hy vọng nhu cầu ''vàng đen'' sẽ phục hồi

Việc các nước bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội và mở cửa lại nền kinh tế đã mang lại hy vọng về nhu cầu dầu thô tăng khiến giá dầu từng bước được phục hồi.
Tại một trạm xăng ở Changwon, tỉnh Nam Gyeongsang, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Tại một trạm xăng ở Changwon, tỉnh Nam Gyeongsang, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 8/5 do các quốc gia hướng tới mở cửa trở lại nền kinh tế và nới lỏng giãn cách xã hội khiến thị trường hy vọng nhu cầu dầu thô sẽ tăng.

Tại thị trường Tokyo vào chiều 8/5 chiều giá dầu Brent đã tăng 87 xu Mỹ (3%) lên 30,33 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 1,12 USD (4,8%) lên 24,67 USD/thùng.

Cả hai loại dầu này đang hướng tới tuần tăng giá thứ hai sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 4/2020.

Lachlan Shaw, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu ở Ngân hàng Quốc gia Australia tại Melbourne, cho rằng giá dầu phục hồi do hy vọng nhu cầu sẽ tốt hơn.

[Những 'nạn nhân' của sự sụt giảm giá dầu tại khu vực Mỹ Latinh]

Tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu mỏ và các chế phẩm dầu mỏ lớn nhất thế giới, người dân đã bắt đầu ra đường khi lệnh phong tỏa được nới lỏng.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nguồn cung xăng trong nước đã tăng lên gần 6,7 triệu thùng/ngày trong tuần trước.

Giá dầu cũng được đà đi lên sau khi Trung Quốc và Mỹ ngày 8/5 đã nhất trí "tạo điều kiện thuận lợi" cho Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một được hai bên ký vào tháng 1/2020, bất chấp những căng thẳng gần đây liên quan tới đại dịch COVID-19. Thông tin này nay đã khiến các nhà đầu tư lạc quan trở lại.

Về phía nguồn cung, các công ty dầu mỏ Bắc Mỹ cắt giảm sản lượng nhanh hơn mức mà các quan chức Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà phân tích kỳ vọng. Mức cắt giảm ước tính vào khoảng 1,7 triệu thùng/ngày trước cuối tháng Sáu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.