Giá dầu châu Á tăng nhờ hy vọng Mỹ sớm đạt thỏa thuận cứu trợ khổng lồ

Giá dầu Brent giao tháng 5/2020 tăng 1,05 USD (3,9%) lên 28,8 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,2 USD (5,1%) lên 24,56 USD/thùng.
Giá dầu châu Á tăng nhờ hy vọng Mỹ sớm đạt thỏa thuận cứu trợ khổng lồ ảnh 1Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu tăng khoảng 4% trong phiên ngày 24/3 tại thị trường châu Á nhờ hy vọng rằng Mỹ sẽ sớm đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ khổng lồ để đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, qua đó giúp hỗ trợ nhu cầu dầu.

Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, lúc 14 giờ 32 phút (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent giao tháng 5/2020 tăng 1,05 USD (3,9%) lên 28,8 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,2 USD (5,1%) lên 24,56 USD/thùng.

Ngày 23/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tung ra một loạt chương trình đặc biệt để hỗ trợ nền kinh tế "đứng vững" trước những hạn chế về thương mại mà các nhà khoa học cho là cần thiết để làm chậm sự lây lan của dịch COVID-19.

[Thị trường chứng khoán châu Á ngập tràn "sắc xanh" trong phiên 24/3]

Trong khi gói kích thích kinh tế trị giá hơn 1.000 tỷ USD đang gặp khó tại Thượng viện Mỹ hôm 23/3, khi các nhà lập pháp cố gắng đạt được các điều khoản, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ sự tin tưởng rằng các bên sẽ sớm đạt được thỏa thuận.

Nếu được thông qua, gói kích thích trên dự kiến sẽ đẩy giá đồng USD xuống thấp hơn vì nó sẽ làm tăng nguồn cung tiền mặt. Chỉ số đồng USD, thước đo đánh giá đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ chính, đã giảm 0,5% trong ngày 24/3. Đồng USD yếu đi sẽ giúp thúc đẩy giá dầu vì giá dầu được định giá bằng đồng USD.

Ngoài ra, triển vọng nhu cầu dầu nói chung vẫn thấp nếu hạn chế đi lại vẫn còn hiệu lực và các chính phủ giảm bớt các hoạt động thương mại để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.