Giá dầu châu Á tăng trước nguồn cung thắt chặt và đồng USD yếu đi

Lúc 13h51 theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc tăng 97 xu Mỹ lên 113,52 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 80 xu Mỹ lên 111,08 USD/thùng, tiếp tục nới rộng mức tăng trong tuần trước.
Giá dầu châu Á tăng trước nguồn cung thắt chặt và đồng USD yếu đi ảnh 1Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 23/5 trong bối cảnh nhu cầu năng lượng từ Mỹ, nguồn cung thắt chặt và đồng USD yếu đi đã “tiếp sức” cho thị trường. Ngoài ra, thành phố Thượng Hải của Trung Quốc chuẩn bị mở cửa trở lại sau hai tháng phong tỏa, làm dấy lên những lo ngại về tăng trưởng sụt giảm nhanh.

Vào lúc 13h51 theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc tăng 97 xu Mỹ lên 113,52 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 80 xu Mỹ lên 111,08 USD/thùng, tiếp tục nới rộng mức tăng trong tuần trước.

Stephen Innes, đối tác quản lý tại công ty quản lý tài sản SPI Asset Management (Thụy Sỹ), cho biết giá dầu đã được hỗ trợ nhờ thị trường xăng vẫn thắt chặt do nhu cầu lớn trước thời gian “đỉnh điểm” của mùa đi lại ở Mỹ.

Các nhà máy lọc dầu đang đẩy mạnh công suất để đáp ứng nhu cầu của các tài xế. Mùa đi lại đỉnh điểm của Mỹ thường bắt đầu từ lễ Memorial Day vào cuối tháng Năm và kết thúc vào dịp lễ Lao động vào tháng Chín.

[Giá dầu châu Á tăng phiên đầu tuần khi mùa lái xe ở Mỹ đến gần]

Các nhà phân tích cho biết bất chấp những lo ngại về giá nhiên liệu tăng cao có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, dữ liệu về hoạt động đi lại người dân từ TomTom, nhà sáng tạo ra công nghệ định vị, và Google đã cho thấy mức tăng trong những tuần gần đây.

Đồng USD suy yếu cũng góp phần đẩy giá dầu tăng cao hơn trong phiên 23/5, do giá dầu được giao dịch bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn so với những người nắm giữ đồng tiền tệ khác.

Tuy nhiên, mức tăng trên thị trường dầu đã bị hạn chế do lo ngại lo ngại về nỗ lực “dập dịch” COVID-19 của Trung Quốc, ngay cả khi Thượng Hải dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/6.

Các biện pháp phong tỏa tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng, đồng thời thúc đẩy các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế, trong đó có đợt cắt giảm lãi suất tham chiếu lớn chưa từng thấy hôm 20/5./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.