​Giá dầu châu Á tăng trước thềm hội nghị EU về lệnh trừng phạt Nga

Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 46 xu Mỹ (0,4%) lên 119,89 USD/thùng lúc 08 giờ 11 phút trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 60 xu Mỹ (0,5%) lên 115,67 USD/thùng.
​Giá dầu châu Á tăng trước thềm hội nghị EU về lệnh trừng phạt Nga ảnh 1Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Giá dầu châu Á tăng lên mức cao nhất trong hai tháng qua trong phiên giao dịch sáng 30/5 khi các nhà giao dịch chờ xem liệu Liên minh châu Âu (EU) có đạt được thỏa thuận cấm mua dầu của Nga hay không trước thềm hội nghị thượng đỉnh bất thường nhằm thảo luận về gói trừng phạt thứ sáu đối với Nga.

Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 46 xu Mỹ (0,4%) lên 119,89 USD/thùng vào lúc 08 giờ 11 phút (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 60 xu Mỹ (0,5%) lên 115,67 USD/thùng, tiếp tục đà tăng từ tuần trước.

[Giá dầu WTI khép lại tuần giao dịch ở mức cao nhất kể từ giữa tháng Ba]

EU sẽ nhóm họp vào ngày 30-31/5 để thảo luận về gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine. Bất kỳ lệnh cấm nào nữa đối với dầu mỏ của Nga sẽ thắt chặt thị trường dầu thô vốn đã căng thẳng về nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay tăng mạnh khi nhu cầu đi du lịch Hè tăng mạnh ở Mỹ và châu Âu.

Khẳng định sự thắt chặt của thị trường, Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác bao gồm Nga gọi là (OPEC+) sẽ từ chối lời kêu gọi của phương Tây nhằm tăng tốc bổ sung sản lượng dầu trong cuộc họp vào ngày 2/6. Họ sẽ bám sát kế hoạch tăng 432.000 thùng dầu mỗi ngày vào tháng Bảy, các nguồn tin cho biết.

Thị trường dầu cũng nóng lên sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 27/5 thông báo đã giữ 2 tàu chở dầu của Hy Lạp tại Vùng Vịnh. Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, điều này làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn hơn nữa đối với “dòng chảy” của dầu qua eo biển Hormuz, nơi 1/3 lượng dầu của thế giới đi qua.

Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi sự giảm giá của đồng USD khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Mỹ tăng mạnh lãi suất và những lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu giảm dầnt. Đồng USD yếu khiến dầu trở nên ít đắt hơn đối với các nhà nhập khẩu nắm giữ các loại tiền tệ khác./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.