Giá dầu giảm do cuộc chiến thương mại và sản lượng của OPEC tăng

Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 26 xu Mỹ, hay 0,5%, xuống 54,84 USD/thùng vào lúc 13 giờ 44 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu Brent giảm 6 xu Mỹ, xuống 58,6 USD/thùng.
Giá dầu giảm do cuộc chiến thương mại và sản lượng của OPEC tăng ảnh 1Một cơ sở khai thác dầu ở Zawiya của Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu giảm trong phiên 3/9, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn, số liệu mới của Hàn Quốc gây thêm lo ngại về các thị trường mới nổi và sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng.

Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 26 xu Mỹ, hay 0,5%, xuống 54,84 USD/thùng vào lúc 13 giờ 44 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu Brent giảm 6 xu Mỹ, xuống 58,6 USD/thùng.

Trong tuần này, Mỹ đã áp mức thuế 15% lên nhiều mặt hàng của Trung Quốc và Trung Quốc bắt đầu áp mức thuế mới lên 75 tỷ USD hàng hóa của Mỹ, làm leo thang cuộc chiến thương mại kéo dài trong hơn một năm qua. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, hai bên sẽ vẫn tiến hành đàm phán trong tháng này.

Trong khi đó, số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho thấy, kinh tế nước này tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong quý 2 vừa qua, khi xuất khẩu được điều chỉnh giảm do tranh cãi thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Động thái của mới đây của Argentina trong việc kiểm soát vốn cũng cho thấy rủi ro của các thị trường mới nổi.

[Dầu thô Mỹ ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng Bảy]

Nhà phân tích thị trường tại OANDA Jeffrey Halley, cho rằng giá dầu sẽ khó tăng mạnh trong tuần này khi không có tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại, số liệu từ các nền kinh tế châu Á yếu và OPEC không đưa ra được giải pháp nhằm kiểm soát sản lượng.

Sản lượng của OPEC trong tháng Tám vừa qua tăng lần đầu tiên trong năm nay, khi nguồn cung gia tăng từ Iraq và Nigeria vượt mức giảm của nước dẫn đầu là Saudi Arabia và những thiệt hại đối với Iran do các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

OPEC, Nga và các nước khác nằm ngoài tổ chức này hồi tháng 12 năm ngoái đã đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày từ ngày 1/1 năm nay. Phần cắt giảm của OPEC là 800.000 thùng/ngày sẽ được áp dụng với 11 thành viên, trừ Iran, Libya và Venezuela.

Số liệu mới công bố cho thấy sản lượng của Nga trong tháng Tám tăng lên 11,294 triệu thùng/ngày, vượt mức cam kết theo thỏa thuận trên và là cao nhất kể từ tháng Ba vừa qua./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.