Giá dầu giảm hơn 4%, xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7

Nhà phân tích Craig Erlam của OANDA cho biết các nhà kinh doanh vẫn cảnh giác căng thẳng ở Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung, nhưng dường như những lo ngại đó đang dịu bớt.
Giá dầu giảm hơn 4%, xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 ảnh 1Giàn khoan dầu tại thị trấn al-Qahtaniyah, tỉnh Hasakah, Syria. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu thế giới giảm hơn 4% trong phiên giao dịch 7/11 xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7/2023, do số liệu kinh tế của Trung Quốc yếu, đồng USD mạnh lên và xuất khẩu dầu của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng.

Giá dầu thô Brent lần đầu tiên chốt phiên dưới mức 84 USD/thùng kể từ ngày 7/10. Giá dầu Brent chuẩn toàn cầu giảm 3,57 USD (4,2%) xuống 81,61 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 3,45 USD (4,3%) xuống 77,37 USD/thùng.

Nhà phân tích Craig Erlam của OANDA cho biết các nhà kinh doanh vẫn cảnh giác căng thẳng ở Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung, nhưng dường như những lo ngại đó đang dịu bớt.

[Giá dầu tăng sau khi Saudi Arabia, Nga cam kết cắt giảm nguồn cung]

Còn nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết xuất khẩu dầu của OPEC phục hồi cũng gây áp lực lên giá mặt hàng này. Xuất khẩu dầu thô của OPEC tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày kể từ mức thấp nhất trong tháng 8/2023, do nhu cầu ở Trung Đông giảm theo mùa. Hiện nguồn cung dầu mỏ dường như đang dồi dào.

Theo nhà phân tích Fiona Cincotta của City Index, triển vọng kinh tế Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới - có dấu hiệu đi xuống liên tục do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ở phương Tây yếu.

Các chuyên gia cũng cho rằng niềm hy vọng của nhà đầu tư về lãi suất toàn cầu sẽ tăng lên mức cao nhất cũng giúp đồng USD mạnh lên, khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Còn nhà phân tích Robert Yawger của Mizuho cho rằng có nhiều lo ngại trên thị trường dầu mỏ, cả về nguồn cung tăng và nhu cầu trượt dốc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.