Giá dầu giảm phiên thứ bảy liên tiếp sau khi IEA đưa ra dự báo

Giá dầu West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giao dịch điện tử giao tháng 1/2016 giảm 10 xu Mỹ, xuống 35,52 USD/thùng vào lúc 0727 GMT, trong khi giá dầu Brent giảm 10 xu Mỹ, xuống 37,83 USD/thùng.
Giá dầu giảm phiên thứ bảy liên tiếp sau khi IEA đưa ra dự báo ảnh 1(Nguồn: Reuters)

Do dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng tình trạng dư cung trên toàn cầu có thể nghiêm trọng hơn trong năm tới, giá dầu thô kỳ hạn giảm phiên thứ bảy liên tiếp trong ngày 14/12, giai đoạn giảm giá dài nhất kể từ giữa năm 2014.

Giá dầu West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giao dịch điện tử giao tháng 1/2016 giảm 10 xu Mỹ, xuống 35,52 USD/thùng vào lúc 7​ giờ 27 GMT, trong khi giá dầu Brent giảm 10 xu Mỹ, xuống 37,83 USD/thùng.

Cả hai loại dầu trên đều giảm liên tiếp kể từ sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tại cuộc họp vừa qua không đưa ra được tuyên bố về mức trần sản lượng chính thức.

Trong sáu phiên trước, mỗi loại dầu mất giá hơn 13%. OPEC đang sản xuất ở mức gần kỷ lục kể từ năm ngoái nhằm đánh bật các nhà sản xuất chi phí cao như các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ ra khỏi thị trường.

Theo BMI Research, thị trường có thể có thêm một nguồn cung mới vào đầu năm tới khi quốc gia thành viên OPEC là Iran tăng sản lượng sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ và dành lượng dầu tăng thêm này cho xuất khẩu.

BMI nhận định, cùng với lượng dầu được giải phóng từ kho dự trữ, Iran có thể tăng lượng xuất khẩu dầu thô và khí đồng hành tối đa là 700.000 thùng/ngày vào cuối năm 2016.

Lượng dầu thô xuất khẩu của Iran có thể đạt mức cao sáu tháng trong tháng 12, khi khách hàng mua nhiều hơn trước dự đoán các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này sẽ được dỡ bỏ vào đầu năm tới. Quốc gia Trung Đông này đang tiến tới việc xuất khẩu 1,26 triệu thùng/ngày trong tháng cuối năm.

Theo các nhà phân tích của Morgan Stanley, nguồn cung từ OPEC có thể tăng 1 triệu thùng/ngày trong năm tới và gần như toàn bộ mức tăng thêm này đến từ Iran, Iraq và Saudi Arabia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.