Giá dầu tăng hơn 3% trước khả năng phương Tây gia tăng trừng phạt Nga

Thủ tướng Đức ngày 4/4 cho biết các đồng minh phương Tây sẽ đồng ý về các biện pháp trừng phạt mạnh hơn với Nga những ngày tới, mặc dù thời điểm và phạm vi áp đặt của gói biện pháp mới chưa rõ ràng.
Giá dầu tăng hơn 3% trước khả năng phương Tây gia tăng trừng phạt Nga ảnh 1Cơ sở lọc dầu của Công ty Aramco ở khu vực sa mạc gần Khouris, cách thủ đô Riyadh của Saudi Arabia khoảng 160km về phía Đông. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu thế giới tăng hơn 3% vào phiên 4/4, khi giới đầu tư lo lắng về nguồn cung thắt chặt hơn trước những diễn biến mới liên quan tới khủng hoảng Ukraine gia tăng áp lực lên các nước châu Âu trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga.

Phiên này, giá dầu Brent tăng 3,14 USD (tương đương 3%) lên 107,53 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 4,01 USD (4%) lên 103,28 USD/thùng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng ngày cho biết các đồng minh phương Tây sẽ đồng ý về các biện pháp trừng phạt mạnh hơn đối với Nga trong những ngày tới, mặc dù thời điểm và phạm vi áp đặt của gói biện pháp mới chưa rõ ràng. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất về các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ và than đá của Nga.

Giới đầu tư đang lo ngại về khả năng nguồn cung dầu sẽ thắt chặt hơn nữa nếu những đề xuất trên trở thành hiện thực.

[Giá dầu đi lên do tác động từ cuộc đàm phán hạt nhân Iran]

Một yếu tố khác cũng giúp dầu tăng giá là việc các cuộc đàm phán ở Vienna, Áo về phục hồi thỏa thuận hạt nhân Iran đang bị tạm dừng. Nếu cuộc đàm phán thành công, nó sẽ cho phép dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran và giúp tăng nguồn cung dầu từ nước này ra thị trường.

Giá dầu thế giới đã giảm khoảng 13% vào tuần trước sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố giải phóng lượng dự trữ dầu kỷ lục, trong khi các thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng cam kết tăng cường mở kho dự trữ.

Tuy nhiên, một thông tin chú ý là nhà sản xuất dầu quốc doanh Aramco của Saudi Arabia đã tăng giá bán chính thức vào tháng 5/2022 cho các thị trường châu Á cho loại dầu thô hàng đầu của mình.

Ông Phil Flynn, một nhà phân tích tại công ty dịch vụ môi giới, quản lý tài sản Price Futures Group (Mỹ), nhận định điều đó cho thấy nhu cầu về dầu vẫn rất mạnh, đe dọa sẽ làm cạn kiệt nguồn cung dầu từ Mỹ và khiến nguồn cung bị thắt chặt hơn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.