Giá dầu thế giới đi lên giữa những lo ngại về nguồn cung

Trong phiên giao dịch ngày 4/7, giá dầu Brent tăng 2,26 USD (2%) lên 113,89 USD/thùng, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,2 USD (2%) lên 110,63 USD.
Giá dầu thế giới đi lên giữa những lo ngại về nguồn cung ảnh 1Một cơ sở lọc dầu của Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Trong phiên giao dịch 4/7, giá dầu thế giới đi lên, giữa những lo ngại về nguồn cung do sự sụt giảm sản lượng, tình hình bất ổn tại Libya và các lệnh trừng phạt đối với Nga do liên quan tới tình hình tại Ukraine.

Cụ thể, giá dầu Brent tăng 2,26 USD (2%) lên 113,89 USD/thùng sau khi giảm hơn 1 USD vào đầu phiên, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,2 USD (2%) lên 110,63 USD, với khối lượng giao dịch thấp khi thị trường Mỹ bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.

Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã bỏ lỡ mục tiêu tăng sản lượng trong tháng Sáu. Trong khi đó, tại Libya, thành viên OPEC, các nhà chức trách cho biết sản lượng dầu giảm 865.000 thùng/ngày, do tình trạng bất ổn. Sản lượng dầu của Ecuador cũng giảm gần 2 triệu thùng, do bất ổn.

[Nỗi lo suy thoái đè nặng lên giá dầu châu Á trong sáng 4/7]

Thêm vào những khó khăn về nguồn cung, một cuộc đình công tại Na Uy trong tuần này có thể cắt giảm nguồn cung từ nhà sản xuất dầu lớn nhất Tây Âu và giảm sản lượng xăng khoảng 8%.

Chuyên gia Stephen Brennock tại công ty dịch vụ dầu khí PVM (Vương quốc Anh) nhận định nếu sản lượng dầu không được bổ sung, giá sẽ bị đẩy lên cao hơn. Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 4/7 đã kêu gọi OPEC và các đồng minh tăng cường sản xuất để giải quyết cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt.

Giá dầu thô Brent có lúc đã vọt lên mức kỷ lục của năm 2008 là 147 USD/thùng sau khi xung đột Nga-Ukraine đào sâu mối lo ngại về nguồn cung.

Giá năng lượng tăng vọt do lệnh cấm đối với dầu mỏ của Nga và nguồn cung khí đốt giảm đã khiến lạm phát ở một số quốc gia lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và làm dấy lên lo ngại suy thoái./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.