Giá dầu thế giới giảm sâu do đà lao dốc của thị trường cổ phiếu

Giá dầu thế giới rơi xuống dưới mức thấp nhất hơn hai tuần, giữa bối cảnh thị trường cổ phiếu lao dốc và dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước lại tăng mạnh hơn dự kiến.
Giá dầu thế giới giảm sâu do đà lao dốc của thị trường cổ phiếu ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Trong phiên giao dịch ngày 11/10, giá dầu thế giới rơi xuống dưới mức thấp nhất hơn hai tuần, giữa bối cảnh thị trường cổ phiếu lao dốc và dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước lại tăng mạnh hơn dự kiến.

Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 2,2 USD (3,01%), xuống 70,97 USD/thùng, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 21/9.

Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng mất 2,83 USD (3,41%), xuống 80,26 USD/thùng, sau khi từng rơi xuống mức 79,80 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 24/9.

Bao cáo cùng ngày của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay dự trữ dầu thô của nước này tăng 6 triệu thùng trong tuần trước (kết thúc ngày 5/10), cao hơn gấp đôi dự báo của giới phân tích là chỉ tăng 2,6 triệu thùng. Điều này cho thấy các nhà máy lọc dầu nước này vẫn tiếp tục hạn chế hoạt động sản xuất để bảo dưỡng định kỳ.

[Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần qua]

Ngoài ra, sắc đỏ trên thị trường chứng khoán Mỹ và xu hướng đầu tư an toàn trên toàn lan rộng trên toàn cầu cũng gây sức ép cho giá dầu. Phiên 10/10, chỉ số S&P 500 và Dow Jones đồng loạt chứng kiến mức giảm theo ngày mạnh nhất trong tám tháng qua.

Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vừa hạ dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu trong năm 2019, đánh dấu lần cắt giảm dự báo trong tháng thứ ba liên tiếp.

OPEC cho rằng những ‘làn gió ngược” mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt như tranh chấp thương mại và sự bất ổn của các thị trường mới nổi là nhân tố chính tác động xấu tới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.

Thêm vào đó, thị trường “vàng đen” còn bị ảnh hưởng bởi việc sản lượng dầu tại Vịnh Mexico của Mỹ giảm 40% trong ngày 11/10 do tác động của cơn bão Michael./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.