Giá dầu thế giới phiên 18/5 rời khỏi mức cao của hai tháng

Sau khi đã có lúc trượt giá hơn 2 USD/thùng, giá dầu Brent chốt phiên với mức giảm 75 xu Mỹ (tương đương 1,1%) xuống 68,71 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 78 xu Mỹ.
Giá dầu thế giới phiên 18/5 rời khỏi mức cao của hai tháng ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Giá dầu thế giới rời khỏi mức cao nhất của hai tháng trong phiên 18/5, sau khi truyền thông đưa tin Mỹ và Iran đạt được tiến bộ trong nỗ lực đàm phán để khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Sau khi đã có lúc trượt giá hơn 2 USD/thùng, giá dầu Brent chốt phiên với mức giảm 75 xu Mỹ (tương đương 1,1%) xuống 68,71 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 78 xu Mỹ (tương đương 1,2%) xuống 65,49 USD/thùng.

Giá dầu đã lao dốc sau khi Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Mikhail Ulyanov cho biết Mỹ và Iran đã đạt được tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán. Song đà giảm đã bị hạn chế sau khi ông nói trên Twitter rằng các bên cần thêm thời gian để hoàn tất một thỏa thuận.

[Giá dầu thế giới chứng kiến tuần tăng thứ ba liên tiếp]

Trong cùng phiên giao dịch, giá dầu Brent đã có thời điểm chạm ngưỡng 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 3/2021 nhờ kỳ vọng nhu cầu năng lượng phục hồi.

Nếu các cuộc đàm phán thành công và Mỹ chấp nhận dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran, quốc gia Vùng Vịnh này có thể thúc đẩy xuất khẩu dầu, bổ sung vào nguồn cung toàn cầu.

Ông Bob Yawger, Giám đốc mảng hợp đồng năng lượng tương lai tại ngân hàng Mizuho, cho biết Iran khi có thể đưa một lượng dầu thô đáng kể ra thị trường. Đó là lý do tại sao giá dầu đang dần giảm.

Trong khi đó, nhà phân tích thị trường Edward Moya tại công ty môi giới tài chính OANDA cho biết kỳ vọng phục hồi nhu cầu dầu thô trong nửa cuối năm vẫn hỗ trợ giá “vàng đen” tăng cho tới cuối năm. Những với tin tức về Iran, dự báo của các nhà phân tích có thể phải giảm vài USD so với mục tiêu đưa ra trước đó. /.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.