Giá dầu thô thế giới tiếp tục giảm 10% trong cuộc săn tìm đáy mới

Việc giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh 10% trong ngày thứ Ba cho thấy đây là phiên thứ tư liên tiếp giá dầu trượt dốc trước những lo ngại về nguồn cung dư thừa.
Giá dầu thô thế giới tiếp tục giảm 10% trong cuộc săn tìm đáy mới ảnh 1Cơ sở lọc dầu Saudi Aramco của Saudi Arabia. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Today Online (Singapore), giá dầu thô trên thế giới ngày thứ Ba (6/1) đã giảm mạnh gần 10% và xuống mức thấp nhất kể từ mùa Xuân năm 2009. Đây là phiên thứ tư liên tiếp giá dầu trượt dốc trước những lo ngại về nguồn cung dư thừa.

Các nhà giao dịch cho biết xu hướng giá dầu thô có vẻ thấp nhưng giá có thể bật lên bất cứ khi nào có một biến động nhỏ trong tâm lý thị trường. Một khoảnh khắc như vậy đã xảy ra vào tối ngày thứ Ba (6/1), song yếu hơn mức mong đợi khi mà các số liệu về kinh tế Mỹ đã nhanh chóng làm đồng đô la xuống giá. Sự hồi phục nhẹ của giá dầu chỉ kéo dài trong vòng một giờ và ngay sau đó lại tiếp tục đi xuống cho tới cuối phiên giao dịch.

Sự hồi phục ngắn của sản phẩm tinh chế như xăng và dầu sưởi một trong thời gian giao dịch buổi sáng đã khiến các nhà đầu tư đã thu lợi nhuận ngắn hạn. Nhưng những sản phẩm này cũng không chống cự lại được với xu hướng giảm giá và ngay lập tức giá xăng đã giảm 2%.

Như vậy, giá dầu thô đã giảm hơn 55% kể từ tháng 6/2014, thời điểm mà giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức trên 115 USD/thùng và dầu thô Mỹ là trên 107 USD/thùng.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu thô Brent đã giảm 2,01 USD và xuống còn 51,10 USD/thùng. Trước đó, giá dầu thô Brent đã giảm tới 50,52 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009, khi chỉ còn chưa đầy 1 USD là “cán” ngưỡng hỗ trợ 50 USD.

Như vậy, trong hai ngày đầu tuần này, giá dầu Brent đã giảm 5,32 USD, tương đương gần 10%. Giá dầu thô Mỹ giảm 2,11 USD, tương đương 4,2% và ở mức 47,93 USD.

"Tôi nghĩ rằng khả năng nhìn thấy giá dầu ở mức 46 USD đến 45 USD là rất có thể," Phillip Streible, chuyên gia về thị trường của RJO Futures ở Chicago (Mỹ) cho biết. "Mọi người đều có thể thấy rằng rằng Hoa Kỳ đang trở thành một cường quốc trong sản xuất dầu thô và điều đó sẽ khiến cho tình hình giá dầu khó có thể thay đổi một sớm một chiều"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.